Câu hỏi thường gặp
BỘ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tên định danh sử dụng cho mục đích quảng cáo sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận tên định danh theo quy trình sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký cấp tên định danh thông qua 02 hình thức. sau:
- Nộp hồ sơ giấy về địa chỉ:
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cấp tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 4: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện bổ sung hồ sơ theo thông báo đối với các hồ sơ không hợp lệ hoặc thực hiện nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận tên định danh qua tài khoản của Cục An toàn thông tin đối với các hồ sơ đã được phê duyệt.
Bước 5: Cục An toàn thông tin trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh đối với các hồ sơ hợp lệ đã nộp lệ phí thành công.
Cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh là việc cấp Giấy chứng nhận tên định danh cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh với thời hạn giữ nguyên như Giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh theo quy trình sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh bao gồm:
- Bản khai Cấp lại tên định danh với các thông tin thay đổi mới nhất của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP
- Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần mới nhất, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thay đổi lần mới nhất, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân …
Địa chỉ nhận hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ tương tự như quy trình cấp Giấy chứng nhận tên định danh.
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 4:Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện bổ sung hồ sơ theo thông báo đối với các hồ sơ không hợp lệ hoặc thực hiện nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh qua tài khoản của Cục An toàn thông tin đối với các hồ sơ đã được phê duyệt.
Bước 5:Cục An toàn thông tin trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh đối với các hồ sơ hợp lệ đã nộp lệ phí thành công.
Gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh là việc cấp Giấy chứng nhận tên định danh cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh với thời hạn mới.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, trước thời điểm hết hạn Giấy chứng nhận tên định danh ít nhất 15 ngày làm việc, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh phải thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh theo quy trình sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh bao gồm:
- Bản khai Gia hạn tên định danh với các thông tin cập nhật mới nhất của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP
- Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần mới nhất, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thay đổi lần mới nhất, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân …
Địa chỉ nhận hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ tương tự như quy trình cấp Giấy chứng nhận tên định danh.
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 4:Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện bổ sung hồ sơ theo thông báo đối với các hồ sơ không hợp lệ hoặc thực hiện nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh qua tài khoản của Cục An toàn thông tin đối với các hồ sơ đã được phê duyệt.
Bước 5:Cục An toàn thông tin trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh đối với các hồ sơ hợp lệ đã nộp lệ phí thành công.
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua một trong các hình thức sau:
Nộp hồ sơ giấy:
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh cho mục đích quảng cáo có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bằng bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính. Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
Nộp hồ sơ trực tuyến:
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh cho mục đích quảng cáo có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bằng bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
Đối với các hồ sơ trực tuyến nộp qua hệ thống dịch vụ công, nếu không tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản giấy theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu trên để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ.
Trong hồ sơ đề nghị ghi chú rõ nội dung: “Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công).
Sau khi nhận được hồ sơ bản giấy, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu với hồ sơ đã được phê duyệt trên hệ thống dịch vụ công. Nếu hồ sơ đúng quy định và cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã thực hiện nộp lệ phí thành công, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành trả kết quả trên hệ thống này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục An toàn thông tin sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh thông qua 02 hình thức sau:
- Đối với các hồ sơ nộp trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công, Cục An toàn thông tin sẽ sử dụng các tính năng có sẵn của hệ thống để gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh. Theo đó, người dùng sẽ nhận được email tự động từ hệ thống với nội thông báo trạng thái xử lý của hồ sơ. Khi đó, người dùng cần phải đăng nhập vào hệ thống để có thể xem được văn bản thông báo kết quả hồ sơ của Cục An toàn thông tin gửi.
- Đối với các hồ sơ nộp bản giấy về địa chỉ của Cục An toàn thông tin, kết quả hồ sơ sẽ được gửi đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh thông qua thư điện tử. Theo đó, Cục An toàn thông tin sẽ gửi thông báo kết quả hồ sơ đến các email đã được khai báo trong bản khai cấp tên định danh, cụ thể là email của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh, email của người quản lý tên định danh và email của người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh.
Kết quả của hồ sơ được thông báo đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bao gồm nội dung sau:
- Đối với hồ sơ không hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ thông báo kết quả hồ sơ bao gồm nội dung “Hồ sơ đăng ký tên định danh bị từ chối” và toàn bộ lý do vì sao hồ sơ không hơp lệ để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh có thể chỉnh sửa hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
- Đối với hồ sơ hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ gửi thông báo kết quả “Hồ sơ đăng ký tên định danh được phê duyệt” và thông báo nộp lệ phí với thông tin về tài khoản nhận tiền lệ phí của Cục An toàn thông tin. Riêng đối với hồ sơ nộp trên hệ thống dịch vụ công sẽ có thêm thông báo nộp hồ sơ bản giấy về Cục An toàn thông tin để đối chiếu tính pháp lý đối với các hồ sơ không tuân thủ theo quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Sau khi nhận được thông báo nộp lệ phí, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải tiến hành nộp lệ phí qua tài khoản của Cục An toàn thông tin theo đúng thông báo đã nhận được và chuyển lại bằng chứng nộp lệ phí thành công (ví dụ: hình ảnh màn hình giao dịch thành công trên các ứng dụng banking, hình ảnh giấy nộp tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi có xác nhận của ngân hàng, …) thông qua email [email protected] đối với các hồ sơ nộp bản giấy hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công đối với các hồ sơ nộp bản điện tử để bộ phận kế toán của Cục An toàn thông tin kiểm tra và xác nhận tình trạng nộp lệ phí.
- Đối với hồ sơ giấy nộp về Cục An toàn thông tin, sau khi bộ phận kế toán xác nhận cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã hoàn thành việc thanh toán lệ phí (khoảng 3 – 4 ngày sau khi nộp lại bằng chứng thanh toán lệ phí thành công, không kể thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết), cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh gửi qua thư điện tử.
- Đối với hồ sơ điện tử nộp trên hệ thống dịch vụ công, sau khi bộ phận kế toán xác nhận cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã hoàn thành việc thanh toán lệ phí và hồ sơ bản giấy được cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi về Cục An toàn thông tin để đối chiếu tính pháp lý là hợp lệ thì Cục An toàn thông tin sẽ trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh trên hệ thống dịch vụ công trong vòng 1 ngày làm việc sau đó.
Đối với các trường hợp muốn thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký tên định danh mà không liên quan đến thông tin trên Giấy chứng nhận tên định danh đã cấp, cụ thể là:
- Thông tin về hình thức sử dụng tên định danh
- Thông tin về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
- Thông tin về lĩnh vực hoạt động tên định danh
- Thông tin về nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
- Thông tin về người quản lý tên định danh
thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh cần làm thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký tên định danh.
Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký tên định danh được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi thông tin bao gồm:
- Công văn yêu cầu thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký tên định danh.
- Bản khai Cấp tên định danh với các thông tin thay đổi theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP
- Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, tài liệu về người quản lý tên định danh được thay đổi, …
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ thay đổi thông bằng bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính về địa chỉ:
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi thông của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thông qua thư điện tử và không cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh.
Nội dung thông báo kết quả thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ gửi email xác nhận các thông tin thay đổi để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể sử dụng tên định danh với các thông tin mới đã thay đổi.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ gửi email thông báo lý do vì sao hồ sơ không hợp lệ và yêu cầu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tiến hành bổ sung hồ sơ, giải trình và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
- Giấy chứng nhận tên định danh có sự thay đổi một trong những thông tin liên quan tới tên định danh đã được cấp, cụ thể:
- Thông tin về tên cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh,
- Thông tin về địa chỉ của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh,
- Thông tin về số Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh.
- Giấy chứng nhận tên định danh bị mất.
Còn đối với các trường hợp muốn thay đổi một trong những thông tin trên hồ sơ đăng ký tên định danh mà không liên quan đến thông tin trên Giấy chứng nhận tên định danh đã cấp thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ cấp Giấy chứng nhận tên định danh. Các thông tin thay đổi có liên quan, cụ thể là:
- Thông tin về hình thức sử dụng tên định danh.
- Thông tin về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh.
- Thông tin về lĩnh vực hoạt động tên định danh.
- Thông tin về nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh.
- Thông tin về người quản lý tên định danh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Nghị định này chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam.
Do vậy, đối với các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam sẽ không được thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh.
Còn đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam nếu có nhu cầu đăng ký tên định danh sử dụng cho mục đích quảng cáo thì cần thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo đúng quy định tại Điều 24, 25, 26 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn và gọi điện thoại.
- Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh được cấp cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp là duy nhất trên hệ thống tên định danh quốc gia. Nghĩa là tên định danh chỉ được cấp cho một chủ sở hữu bất kể tên định danh đó được sử dụng cho mục đích quảng cáo hay không sử dụng cho mục đích quảng cáo.
- Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, việc đăng ký và sử dụng tên định danh được thực hiện theo các nguyên tắc sau: bình đẳng, không phân biệt đối xử; đăng ký trước được quyền sử dụng trước; tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
- Tên định danh đăng ký phải tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn theo các bước như sau:
- ký tài Đăng khoản
Bước 1: Từ Cổng Dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn người dùng chọn Đăng ký để tạo tài khoản truy cập.
Bước 2: Nếu là doanh nghiệp và sử dụng chứng thư số thể đăng ký tài khoản thì vui lòng tải công cụ ký điện tử trên Windows hoặc MacOS.
Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin và hoàn thành đăng ký.
Bước 4: Đăng nhập Hệ thống Cổng Dịch vụ công bằng tài khoản đã đăng ký.
- Nộp hồ sơ trực tuyến
Bước 1: Đăng nhập Hệ thống Cổng Dịch vụ công bằng tài khoản đã được kích hoạt. Chọn dịch vụ công để nộp hồ sơ.
Bước 2: Hoàn thành thông tin hồ sơ, đính kèm các tệp thành phần hồ sơ. Sau khi điền đầy đủ thông tin, kích nút Nộp hồ sơ.
Bước 3: Hồ sơ được gửi đi thành công, sau khi được cơ quan xử lý hồ sơ tiếp nhận sẽ được cấp mã số hồ sơ để tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ.
- Bổ sung hồ sơ trực tuyến
Bước 1: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cần chỉnh sửa bổ sung thì tổ chức, cá nhân sẽ nhận được thông báo. Đăng nhập hệ thống dịch vụ công để xem hướng dẫn chi tiết về yêu cầu bổ sung tại Trang cá nhân -> Danh sách giao dịch; Mở hồ sơ có trạng thái Yêu cầu bổ sung để xem yêu cầu bổ sung và Bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Chỉnh sửa hồ sơ và tải các tệp có yêu cầu chỉnh sửa; Gửi hồ sơ đã bổ sung.
- Thanh toán phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính
Bước 1: Trường hợp thủ tục có liên quan đến việc đóng phí, lệ phí thì tổ chức, cá nhân sẽ nhận được thông báo. Tại Trang cá nhân -> Danh sách giao dịch, mở hồ sơ để xem và nộp phí, lệ phí trực tuyến (nếu có nhu cầu).
- Tổ chức, cá nhân có thể chọn hình thức thanh toán phổ biến như nộp trực tiếp tại đơn vị hoặc chuyển khoản. Sau khi có chứng từ nộp tiền, đính kèm bản chụp chứng từ vào hồ sơ và Lưu thông tin. Cơ quan giải quyết hồ sơ sẽ kiểm tra để xác nhận trạng thái hồ sơ đã thanh toán phí, lệ phí.
- Nếu có nhu cầu dùng thanh toán trực tuyến, chọn phương thức thanh toán trực tuyến và bấm nút Thanh toán trực truyến.
Bước 2:Chọn ngân hàng và bấm nút Thanh toán.
Bước 3: Xác nhận thông tin thanh toán để hoàn tất quá trình thanh toán trực tuyến.
Bước 4: Kiểm tra trạng thái đã thanh toán phí, lệ phí.
- Hướng dẫn tra cứu hồ sơ
Bước 1: Tại Trang chủ của hệ thống Cổng Dịch vụ công. Vào mục Tra cứu hồ sơ.
Bước 2: Nhập mã số hồ sơ, kích nút Tra cứu.
Bước 3: Bấm nút Xem để xem chi tiết Quá trình xử lý hồ sơ.
Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, thành phần hồ sơ đăng ký tên định danh bao gồm:
- Đối với tổ chức:
- Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
- Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
- Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
- Đối với cá nhân:
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
- Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
- Đối với hộ kinh doanh cá thể:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
- Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần nộp một số tài liệu để minh chứng cho các thông tin trong bản khai cấp tên định danh theo từng trường hợp, cụ thể là:
- Tài liệu về sản phẩm, dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh đã khai tại mục số 3 trong bản khai. Tài liệu về sản phẩm/dịch vụ là tài liệu cung cấp thông tin tường minh về sản phẩm/dịch vụ, để hiểu được sản phẩm/dịch vụ đó là gì.
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tên miền (ví dụ như Giấy chứng nhận đăng ký tên miền, hợp đồng mua bán tên miền, …).
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với các thương hiệu đã được đăng ký thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ.
- Tài liệu chứng minh cho việc được phép kinh doanh đối với các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và các văn bản có liên quan (ví dụ: các giấy phép con, chứng chỉ con, …).
- Các văn bản xác minh thông tin về người quản lý tên định danh và người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh đã khai.
Căn cứ quy định tại Điều 27, 28 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, thành phần hồ sơ cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh bao gồm:
- Bản khai Cấp lại/gia hạn tên định danh với các thông tin thay đổi mới nhất của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
- Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần mới nhất, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thay đổi lần mới nhất, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân, tài liệu về người quản lý tên định danh được thay đổi, …
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn cách thức điền bản khai cấp tên định danh tại https://ais.gov.vn/chong-thu-rac/huong-dan-dang-ky-ten-dinh-danh.htm. Cụ thể:
- Tên bản khai
- Điền chính xác tên bản khai: “Bản khai cấp tên định danh” hoặc “Bản khai cấp lại tên định danh” hoặc “Bản khai gia hạn tên định danh”
- Phần thông tin chung
- Mục 1. Tên định danh đăng ký
Điền chính xác tên định danh đăng ký vào các ô trống có sẵn, mỗi ô trống tương đương với 1 ký tự.
- Mục 2. Hình thức sử dụng
Điền chính xác hình thức sử dụng tên định danh: “Tin nhắn” hoặc “Cuộc gọi” hoặc “Tin nhắn và Cuộc gọi”.
- Mục 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
Đề nghị ghi chính xác nội dung “Sử dụng tên định danh để quảng cáo cho các sản phẩm …” (với … là tên sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh) và cung cấp tài liệu mô tả sản phẩm, dịch vụ.
- Mục 4. Lĩnh vực hoạt động
Tham chiếu và ghi chính xác tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam.
- Mục 5. Dự kiến sử dụng tên định danh trên các mạng
Đánh dấu tích vào các nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
- Mục 6. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký
Điền đầy đủ và chính xác các thông tin (tại mục 6.1 đến 6.6) về cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đăng ký tên định danh
-
- Đối với cá nhân: mục 6.2 đề nghị điền thông tin về số CMND/Hộ chiếu
-
Đối với tổ chức/doanh nghiệp: mục 6.2 đề nghị điền thông tin số Giấy phép ĐKKD
- Mục 7. Người quản lý tên định danh
Điền đầy đủ và chính xác thông tin của người quản lý tên định danh đăng ký (từ mục 7.1 đến 7.8), người quản lý tên định danh cần phải là người có hợp đồng lao động với tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
Đối với trường hợp người quản lý tên định danh không phải là người đại diện pháp luật, đơn vị cần cung cấp các tài liệu xác minh sau:
-
- Văn bản ủy quyền/giao nhiệm vụ quản lý tên định danh từ người có thẩm quyền cho cá nhân quản lý tại mục này.
- Hợp đồng lao động/Giấy xác nhận công tác/Quyết định bổ nhiệm của người quản lý đã khai và có đóng dấu xác nhận của đơn vị.
- Thông tin của người quản lý đã khai ở mục 7 phải khớp với thông tin trong HĐLĐ.
- Mục 8. Người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh
- Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tự làm thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị điền đầy đủ thông tin của người đại diện làm thủ tục tên định (từ mục 8.1 đến 8.8).
- Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị bỏ trống mục 8 hoặc có thể điền thông tin của cá nhân thuộc đơn vị được ủy quyền và làm Giấy ủy quyền theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
- Phần 2. Tài liệu kèm theo
- Đề nghị ghi đầy đủ, chính xác tên tất cả các tài liệu gửi kèm trong Hồ sơ đăng ký tên định danh ngoại trừ Bản khai (Mẫu 01).
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký tên định danh được coi là đúng quy định khi:
- Bản khai cấp/cấp lại, gia hạn tên định danh phải là bản gốc:
- Đối với tổ chức/doanh nghiệp: phần xác nhận phải có chữ ký tươi của người có thẩm quyền và có đóng con dấu của tổ chức/doanh nghiệp.
- Đối với cá nhân/hộ kinh doanh cá thể: phần xác nhận phải có chữ ký tươi của cá nhân/chủ hộ kinh doanh cá thể và đóng con dấu (nếu có).
- Các tài liệu do cơ quan quản lý nhà nước cấp hoặc do đơn vị khác phát hành thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần cung cấp được bản sao có chứng thực trong vòng thời hạn 6 tháng trở lại đây. Ví dụ như:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hộ kinh doanh;
- Quyết định thành lập tổ chức/doanh nghiệp;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu;
- Các giấy phép con, chứng chỉ con;
- Giấy chứng nhận đăng ký tên miền;
- …
- Các tài liệu do cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh phát hành thì trong hồ sơ cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ cần cung cấp bản sao y nội bộ của đơn vị trong vòng 6 tháng trở lại đây. Ví dụ như:
- Hợp đồng dịch vụ;
- Giấy ủy quyền;
- Biên bản ghi nhớ;
- …
- Các tài liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới dạng điện tử sử dụng chữ ký số và không có bản giấy, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần cung cấp bổ sung hình ảnh tra cứu chính xác thông tin về văn bản đó trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng. Hình ảnh tra cứu và tài liệu này cần nộp trong hồ sơ phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh.
- Đối với các tài liệu tiếng nước ngoài, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần phải cung cấp bản dịch thuật công chứng.
- Trường hợp tổ chức/doanh nghiệp không được cấp các giấy phép con/chứng chỉ con tương ứng với các lĩnh vực hoạt động có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư mà chi nhánh/cửa hàng của của các tổ chức/doanh nghiệp này mới là đơn vị được cấp phép thì trong hồ sơ đăng ký tên định danh của đơn vị cần phải cung cấp được giấy phép con/chứng chỉ con của toàn bộ các chi nhánh hiện tại của đơn vị hoặc cung cấp 01 giấy phép con/chứng chỉ con của 01 chi nhánh/cửa hàng kèm theo văn bản xác nhận, cam kết chịu trách nhiệm về việc tất cả các chi nhánh/cửa hàng hiện tại của đơn vị đều được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng tên miền mua từ các tổ chức nước ngoài, không có hợp đồng mua bán hoặc giấy chứng nhận thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần phải cung cấp được một trong các tài liệu sau để xác minh quyền sở hữu đối với tên miền:
- Hóa đơn mua bán,
- Email hoặc văn bản xác nhận việc mua bán,
- Hình ảnh tra cứu thông tin về tên miền trên website whois.com.
Các tài liệu này phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
Nhằm mục đích hỗ trợ các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh để phục vụ mục đích quảng cáo thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan, Cục An toàn thông tin đã công bố số điện thoại đường dây sử dụng tiếp nhận, xử lý và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc có liên quan đến tên định danh và công bố hướng dẫn đăng ký tên định danh trên cổng thông tin điện tử chính thức của Cục An toàn thông tin. Các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thắc mắc cần được giải đáp, hướng dẫn có thể liên hệ số điện thoại đường dây nóng 033 9035656 hoặc email [email protected].
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn tên định danh tại địa chỉ https://ais.gov.vn/chong-thu-rac/huong-dan-dang-ky-ten-dinh-danh.htm.
Đối với các biểu mẫu có liên quan được công bố tại Phụ lục 1 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, các cá nhâ, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng có thể thực hiện download trên mạng Internet tại các website uy tín về pháp luật hoặc có thể download tại Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn/trang-chu?p_p_id=mictracuu_WAR_egovtracuuportlet&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=2&_mictracuu_WAR_egovtracuuportlet_jspPage=%2Fhtml%2Ftracuutthc%2Fdetailtthc.jsp&_mictracuu_WAR_egovtracuuportlet_idtthc=29901&_mictracuu_WAR_egovtracuuportlet_coQuanQuanLy=0&_mictracuu_WAR_egovtracuuportlet_linhVuc=0.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Nghị định này chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam. Định nghĩa về tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đã được làm rõ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
Do vậy, trước hết đơn vị cần tham chiếu nội dung tin nhắn và cuộc gọi của mình tới khách hàng để xác định xem đây có phải là tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo hay không. Nếu không phải là tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể chủ động làm việc trực tiếp với các nhà mạng để sử dụng dịch vụ tên định danh không phục vụ cho mục đích quảng cáo mà nhà mạng đang cung cấp.
Nhà mạng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, khai báo và đồng bộ dữ liệu về tên định danh không sử dụng cho mục đích quảng cáo đã khai cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp trên hệ thống mạng của mình về hệ thống quản lý tên định danh quốc gia của Cục An toàn thông tin theo hướng dẫn tại công văn số 304/CATTT-VNCERTT ngày 8/4/2021 của Cục An toàn thông tin về việc hướng dẫn thực hiện đăng ký, khai báo, quản lý tên định danh theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP.
Tổ chức/doanh nghiệp không được sử dụng tên định danh để quảng cáo cho các sản phầm/dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động mà đơn vị không được cấp phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do vậy, đơn vị không thể xin cấp tên định danh để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ không thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
Về phần lĩnh vực hoạt động ở đây là lĩnh vực hoạt động của tên định danh. Nghĩa là cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp dự kiến sử dụng tên định danh đang đăng ký để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực nào thì cần điền thông tin của lĩnh vực đó vào mục số 4 trong phần 1 – Thông tin chung trong bản khai. Lĩnh vực hoạt động cần điền phải được tham chiếu chính xác theo tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 4 hoặc cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam. Thông tin về lĩnh vực hoạt động cần điền tại mục 4 phải tương ứng với sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh đã khai ở mục số 3 trong phần bản khai.
Theo quy định, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tên định danh có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp khác thực hiện các thủ tục đăng ký tên định danh với Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với trường hợp này, trong hồ sơ đăng ký tên định danh cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần nộp sẽ phải bổ sung thêm giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục đăng ký tên định danh theo Biểu mẫu số 03 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Giấy ủy quyền cần nộp phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Nếu hồ sơ đăng ký tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp bị từ chối thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện chỉnh sửa, bổ sung các thành phần hồ sơ còn thiếu/bị sai theo yêu cầu trong thông báo kết quả hồ sơ và gửi về Cục An toàn thông tin trong vòng 1 tháng kể từ khi Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả hồ sơ. Ngoài thời hạn nêu trên, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tên định danh cần nộp toàn bộ hồ sơ đăng ký tên định danh theo đúng quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh mà thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh thì thời hạn sử dụng của tên định danh vẫn được giữ nguyên như thời hạn trên giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, trong trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh mà thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh khi gần hết hạn thì thời hạn cho 01 lần gia hạn sử dụng tên định danh là 03 năm và không giới hạn số lần gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong hệ thống tên định danh quốc gia và các tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng các tên định danh đã được Cục An toàn thông tin cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh cho phép, không được xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã đăng ký tên định danh.
Do vậy, để các công ty con hoặc chi nhánh của công ty mẹ nêu trên có thể sử dụng tên định danh đã được cấp thì giữa các đơn vị cần có văn bản thống nhất và cho phép việc sử dụng tên định danh đã được cấp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam sao cho không được xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên định danh.
Theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và công văn số 304/CATTT-VNCERTT ngày 8/4/2021 của Cục An toàn thông tin về việc hướng dẫn thực hiện đăng ký, khai báo, quản lý tên định danh theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, các tên định danh không sử dụng cho mục đích quảng cáo sẽ được các nhà mạng viễn thông chủ động khai báo trên hệ thống mạng của mình và đồng bộ dữ liệu về hệ thống quản lý tên định danh do Cục An toàn thông tin vận hành để quản lý. Do vậy, khi đơn vị đăng ký tên định danh với nhà mạng, đơn vị sẽ chỉ được sử dụng tên định danh đó với mục đích không quảng cáo.
Để đăng ký tên định danh sử dụng cho mục đích quảng cáo, đơn vị cần nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về Cục An toàn thông tin để được xử lý.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hộ kinh doanh A và doanh nghiệp B là 02 pháp nhân độc lập, không có liên quan đến nhau. Do vậy, khi tên định danh A đã được Cục An toàn thông tin cấp cho Hộ kinh doanh A thì Doanh nghiệp B sẽ không được quyền sử dụng tên định danh này trừ trường hợp được Hộ kinh doanh A cho phép theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP.
Theo đó, để Doanh nghiệp B có thế sử dụng được tên định danh A thì doanh nghiệp B cần cung cấp được văn bản cho phép sử dụng tên định danh A từ Hộ kinh doanh A theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không được cho phép, Doanh nghiệp B chỉ có thể sử dụng được tên định danh A khi:
- Trong trường hợp sau khi chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, Hộ kinh doanh A đã giải thể thì trong hồ sơ đăng ký tên định danh A Doanh nghiệp B cần cung cấp được bằng chứng bằng văn bản việc Hộ kinh doanh A đã giải thể. Khi đó, tên định danh A sẽ được cấp cho Doanh nghiệp B nếu hồ sơ đăng ký tên định danh của đơn vị này hợp lệ.
- Còn trong trường hợp 02 đơn vị này là 02 pháp nhân độc lập thì sau khi Hộ kinh doanh A thực hiện xong thủ tục thu hồi tên định danh A thì Doanh nghiệp B mới có thể đăng ký và sử dụng được tên định danh này.
Căn cứ Điều 29 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, việc thu hồi tên định danh được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc thực hiện cuộc gọi rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chậm nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh quá thời gian 30 ngày;
- Tên định danh hết hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng tên định danh;
- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình thu hồi tên định danh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định căn cứ pháp lý để thực hiện việc thu hồi tên định danh, cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp thu hồi tên định danh do chậm nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh quá thời gian 30 ngày hoặc do tên định danh hết hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn: Cục An toàn thông tin sẽ căn cứ vào dữ liệu của hệ thống quản lý tên định danh quốc gia để xác định thời hạn hết hạn, thời hạn gia hạn và thời hạn quá hạn nộp chi phí duy trì của tên định danh.
- Đối với các trường hợp thu hồi tên định danh theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng tên định danh: Cục An toàn thông tin sẽ căn cứ vào văn bản đề nghị của cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh.
- Đối với trường hợp thu hồi tên định danh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cục An toàn thông tin sẽ căn cứ vào văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện thu hồi tên định danh.
- Bước 2: Thực hiện thu hồi tên định danh
Sau khi xác định được căn cứ pháp lý, Cục An toàn thông tin sẽ thực hiện thu hồi tên định danh trên hệ thống quản lý tên định danh quốc gia và ra thông báo thu hồi tên định danh bao gồm căn cứ, lý do và thời gian thu hồi.
- Bước 3: Thông báo kết quả
Sau khi thu hồi tên định danh, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Thông báo thu hòi tên định danh cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh đó thông qua thư điện tử.
Tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên định danh sau khi bị thu hồi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo, các cá nhâ, tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh có trách nhiệm thực hiện các chế độ báo cáo có liên quan, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh có hách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo bao gồm:
- Các số liệu về tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ quảng cáo, dịch vụ nội dung bằng tên định danh trong kỳ báo cáo.
- Số liệu tổng hợp về việc sử dụng tên định danh đối với quảng cáo bằng tin nhắn và quảng cáo bằng cuộc gọi.
- Các kiến nghị (nếu có).
- Doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo bao gồm:
- Số liệu về tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ quảng cáo bằng tên định danh trong kỳ báo cáo.
- Thống kê số lượng tên định danh được sử dụng (đã khai báo trên hệ thống, có phát sinh lưu lượng tin nhắn, cuộc gọi).
- Số liệu tổng hợp về việc sử dụng tên định danh nói chung.
- Số liệu tổng hợp về việc sử dụng tên định danh theo sản phẩm, dịch vụ.
- Thống kê số liệu về các mức cước tin nhắn sử dụng tên định danh.
- Các kiến nghị (nếu có).
- Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tin nhắn có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo bao gồm:
- Số liệu về tình hình trao đổi tin nhắn trong kỳ báo cáo.
- Số liệu về tình hình tin nhắn rác trong kỳ báo cáo.
- Các kiến nghị (nếu có).
Về thời gian báo cáo:
- Báo cáo định kỳ hàng năm thực hiện trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, thời gian chốt số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Hình thức thực hiện báo cáo: các đối tượng thực hiện báo cáo theo hình thức gửi bản mềm có xác thực gửi về hòm thư điện tử [email protected] và cập nhật vào Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.
Các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận tên định danh cần phải tuân thủ đúng theo quy định về việc sử dụng tên định danh được qu định tại Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nếu vi phạm, các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP. Mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm của chủ sở hữu tên định danh, ví dụ như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các tên định danh không phải do Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc đã được do Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh đó cho phép hoặc sử dụng tên định sau khi bị thu hồi.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, các cá nhân tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh phải nộp lệ phí theo từng thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 269/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin, mức lệ phí phải nộp cụ thể như sau:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận tên định danh lần đầu: 200.000đ/lần cấp.
- Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận tên định danh: 100.000đ/lần cấp.
- Lệ phí sửa đổi nội dung giấy chứng nhận tên định danh: 100.000đ/lần cấp.
Về phần chi phí duy trì hoạt động tên định danh, Cục An toàn thông tin hiện đang xây dựng và đưa nội dung này vào dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Do vậy, chưa có mức thu chi tiết cho khoản chi phí này. Các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh tạm thời chưa phải nộp khoản chi phí duy trì này cho đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ thực hiện việc nộp lệ phí khi có thông báo nộp lệ phí của Cục An toàn thông tin. Thông báo nộp lệ phí sẽ được Cục An toàn thông tin gửi đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp là hợp lệ theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP thông qua thư điện tử (đối với hồ sơ nộp bản giấy) hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công (đối với hồ sơ nộp bản điện tử).
Việc nộp lệ phí sẽ được thực hiện bằng hình thức nộp tiền vào tài khoản của Cục An toàn thông tin đã được thông báo trong thông báo nộp lệ phí gửi đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sau khi nhận được thông báo nộp lệ phí sẽ tiến hành việc nộp lệ phí qua tài khoản bằng một trong các cách sau:
- Chuyển khoản trực tuyến trên các ứng dụng banking của các ngân hàng.
- Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện nộp tiền mặt tại các quầy giao dịch của ngân hàng.
- Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện nộp tiền bằng hình thức ủy nhiệm chi ra ngân hàng.
- Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán lệ phí qua các cổng thanh toán trực tuyến được tích hợp sẵn trên cổng dịch vụ công như momo, viectcombank, viettelpay, … đối với các hồ sơ nộp trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công.
Sau khi thực hiện nộp lệ phí xong, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp bằng chứng chứng minh việc nộp lệ phí thành công qua tài khoản về địa chỉ [email protected] (đối với hồ sơ nộp bản giấy) hoặc đính kèm bằng chứng này lên hệ thống dịch vụ công (đối với hồ sơ nộp bản điện tử).
Sau khi nhận được lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh tới cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh thông qua thư điện tử hoặc hệ thống dịch vụ công.
{{CODEfaq}}