Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong nửa đầu tháng 2/2025
Trong nửa đầu tháng 2 (năm 2025), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 7: 1. Mạo danh nhân viên bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, tình hình gian lận và lừa đảo trực tuyến có xu hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong đó có hành vi giả mạo thương hiệu Công ty bảo hiểm để gửi tin nhắn/gọi điện thoại với nội dung ‘được nhận tiền bảo hiểm’ hoặc đề nghị “thanh toán tiền bảo hiểm” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Thủ đoạn lừa đảo, giả mạo tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp: Đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo gửi tin nhắn/gọi điện thoại dẫn dụ khách hàng liên hệ nhân viên của Công ty bảo hiểm/ các tổ chức bảo hiểm hoặc đến địa chỉ yêu cầu để nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh (mặc dù có khách hàng chưa tham gia bảo hiểm).
Với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần chuyển khoản phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng yêu cầu khách hàng điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin quan trọng như : số CCCD, mật khẩu, mã PIN, mã OTP…. từ đó lấy cắp thông tin khách hàng và thực hiện các mục đích để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân không cung cấp hợp đồng bảo hiểm; Không cung cấp CCCD; Không cung cấp số tài khoản cá nhân & các chứng từ cá nhân khác…Người dân nên vào các trang web chính thống của Công ty bảo hiểm để tra cứu thông tin. 2. Cảnh báo chiêu lừa đảo qua ví điện tử
Hệ thống tiếp nhận khiếu nại của người dân liên quan tới việc đối tượng mạo danh nhân viên của các ví điện tử phổ biến hiện nay để liên hệ khách hàng bằng hình thức nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp để hỏi những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập đường link lạ với mục đích bảo mật như một cách hỗ trợ khắc phục lỗi, và sử dụng những thông tin này vào mục đích không chính đáng. Đây là chiêu trò lừa đảo, lợi dụng uy tín của thương hiệu và lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Tuy không phải là hình thức lừa đảo mới, nhưng với tiểu xảo tinh vi, nhiều khách hàng vẫn bị thuyết phục và mắc bẫy.
Sau đó các đối tượng dùng nhiều chiêu thức để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử của người dùng. Đối tượng lừa đảo sẽ thường xuyên hối thúc người dùng bấm vào đường link vì link lạ có thời hạn chỉ trong vài phút, quá thời hạn này sẽ hết hiệu lực để kiểm tra và khắc phục lỗi. Sau khi người dùng bị chiếm quyền điều khiển và trừ tiền trong ví, lúc này đối tượng sẽ chặn liên lạc hoặc ngắt kết nối ngay lập tức. Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dùng nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không nhập thông tin tài khoản, mật khẩu thanh toán, mã OTP vào bất kỳ đường dẫn, trang web nào, ứng dụng nào được cung cấp bởi người lạ. 3. Giả danh nhân viên Tiktok tri ân quà tặng 0 đồng
Hiện nay, nhiều đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý thích nhận quà miễn phí và sự cả tin của người dân để thực hiện các chiêu trò tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản. Một trong những hình thức phổ biến là gọi điện thông báo rằng người dân đã may mắn nhận được một phần quà miễn phí, còn gọi là “quà tặng 0 đồng”.
Tuy nhiên, để nhận được món quà này, người nhận phải chuyển khoản trước một khoản tiền gọi là phí vận chuyển hoặc phí xử lý đơn hàng. Ban đầu, số tiền này có thể không lớn, chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, khiến nhiều người chủ quan và dễ dàng chấp nhận chuyển khoản. Nhưng thực tế, sau khi nhận được tiền, kẻ gian sẽ cắt đứt liên lạc, không gửi bất kỳ món quà nào và người dân sẽ mất số tiền đã chuyển. Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Trước khi chuyển khoản, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin của người gọi điện và xác minh lại thông tin với nền tảng Tiktok.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong nửa đầu tháng 2/2025
Trong nửa đầu tháng 2 (năm 2025), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong nửa đầu tháng 2:
1. Mạo danh nhân viên bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, tình hình gian lận và lừa đảo trực tuyến có xu hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong đó có hành vi giả mạo thương hiệu Công ty bảo hiểm để gửi tin nhắn/gọi điện thoại với nội dung ‘được nhận tiền bảo hiểm’ hoặc đề nghị “thanh toán tiền bảo hiểm” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Thủ đoạn lừa đảo, giả mạo tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp: Đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo gửi tin nhắn/gọi điện thoại dẫn dụ khách hàng liên hệ nhân viên của Công ty bảo hiểm/ các tổ chức bảo hiểm hoặc đến địa chỉ yêu cầu để nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh (mặc dù có khách hàng chưa tham gia bảo hiểm).
Với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần chuyển khoản phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng yêu cầu khách hàng điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin quan trọng như : số CCCD, mật khẩu, mã PIN, mã OTP…. từ đó lấy cắp thông tin khách hàng và thực hiện các mục đích để chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân không cung cấp hợp đồng bảo hiểm; Không cung cấp CCCD; Không cung cấp số tài khoản cá nhân & các chứng từ cá nhân khác…Người dân nên vào các trang web chính thống của Công ty bảo hiểm để tra cứu thông tin.
2. Cảnh báo chiêu lừa đảo qua ví điện tử
Hệ thống tiếp nhận khiếu nại của người dân liên quan tới việc đối tượng mạo danh nhân viên của các ví điện tử phổ biến hiện nay để liên hệ khách hàng bằng hình thức nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp để hỏi những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập đường link lạ với mục đích bảo mật như một cách hỗ trợ khắc phục lỗi, và sử dụng những thông tin này vào mục đích không chính đáng. Đây là chiêu trò lừa đảo, lợi dụng uy tín của thương hiệu và lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Tuy không phải là hình thức lừa đảo mới, nhưng với tiểu xảo tinh vi, nhiều khách hàng vẫn bị thuyết phục và mắc bẫy.
Sau đó các đối tượng dùng nhiều chiêu thức để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử của người dùng. Đối tượng lừa đảo sẽ thường xuyên hối thúc người dùng bấm vào đường link vì link lạ có thời hạn chỉ trong vài phút, quá thời hạn này sẽ hết hiệu lực để kiểm tra và khắc phục lỗi. Sau khi người dùng bị chiếm quyền điều khiển và trừ tiền trong ví, lúc này đối tượng sẽ chặn liên lạc hoặc ngắt kết nối ngay lập tức.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dùng nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không nhập thông tin tài khoản, mật khẩu thanh toán, mã OTP vào bất kỳ đường dẫn, trang web nào, ứng dụng nào được cung cấp bởi người lạ.
3. Giả danh nhân viên Tiktok tri ân quà tặng 0 đồng
Hiện nay, nhiều đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý thích nhận quà miễn phí và sự cả tin của người dân để thực hiện các chiêu trò tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản. Một trong những hình thức phổ biến là gọi điện thông báo rằng người dân đã may mắn nhận được một phần quà miễn phí, còn gọi là “quà tặng 0 đồng”.
Tuy nhiên, để nhận được món quà này, người nhận phải chuyển khoản trước một khoản tiền gọi là phí vận chuyển hoặc phí xử lý đơn hàng. Ban đầu, số tiền này có thể không lớn, chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, khiến nhiều người chủ quan và dễ dàng chấp nhận chuyển khoản. Nhưng thực tế, sau khi nhận được tiền, kẻ gian sẽ cắt đứt liên lạc, không gửi bất kỳ món quà nào và người dân sẽ mất số tiền đã chuyển.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Trước khi chuyển khoản, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin của người gọi điện và xác minh lại thông tin với nền tảng Tiktok.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 02
Trong tuần 02 (năm 2025), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 02:
Gọi điện mời chào các chương trình “khuyến mãi Tết”, “vé xe, vé máy bay Tết giá rẻ”
Dịp Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm, đặt vé máy bay và vé xe của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo phản ánh từ hệ thống của Trung tâm VNCERT/CC, đã xuất hiện trường hợp giả mạo thương hiệu và doanh nghiệp để mời chào các chương trình “khuyến mãi Tết”, “vé xe Tết giá rẻ” hoặc “vé máy bay ưu đãi”. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm giảm lòng tin của người dân vào các giao dịch trực tuyến.
Dù đã có nhiều cảnh báo từ các cơ quan chức năng, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi và biến hóa khó lường. Các đối tượng gọi điện, nhắn tin thường giả danh nhân viên của các hãng hàng không hoặc đại lý ủy quyền, đưa ra mức giá vé hấp dẫn, thậm chí khẳng định có chiết khấu cao. Họ sử dụng các cụm từ kích thích tâm lý như “đặt vé ngay kẻo hết” hoặc “ưu đãi chỉ dành cho số lượng giới hạn” để tạo áp lực, khiến nạn nhân đưa ra quyết định vội vàng.
Sau khi nhận được tiền từ nạn nhân, các đối tượng ngay lập tức chặn liên lạc và xóa toàn bộ dấu vết trên các tài khoản đã sử dụng để giao dịch. Điều này khiến người bị hại không thể liên lạc hoặc truy tìm thông tin để khiếu nại.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân nên thận trọng trước các thông tin chào mời, khuyến mãi hấp dẫn và không nên thực hiện giao dịch nếu chưa xác minh rõ thông tin từ các cuộc gọi hoặc tin nhắn từ các nguồn không rõ ràng. Khi có nhu cầu mua vé máy bay hoặc vé xe dịp Tết, người dân nên đặt vé trực tiếp qua các kênh chính thức của hãng hàng không hoặc nhà xe, tránh giao dịch qua bên trung gian không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo uy tín.
Cảnh giác tin nhắn mời chào tham trò chơi cờ bạc trực tuyến
Hiện nay, nhiều tin nhắn rác được gửi từ các số điện thoại không rõ nguồn gốc với nội dung quảng cáo về đánh bạc, chơi bài trực tuyến, hay hứa hẹn cơ hội “rút tiền tỷ”. Những tin nhắn này không chỉ gây phiền toái, khó chịu cho người nhận mà còn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật, khi chúng kêu gọi tham gia vào các hoạt động cá độ và cờ bạc trực tuyến trái phép.
Một số trang web cờ bạc trực tuyến như xin88.ino, wb666.art, hay hb88.vc thường tự quảng bá mình là “nhà cái uy tín nhất tại Việt Nam”. Các trang này liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người chơi, chẳng hạn như tặng hàng chục triệu đồng cho thành viên mới. Tuy nhiên, đây chỉ là những chiêu trò nhằm dụ dỗ những người yêu thích “đỏ đen”. Nhiều nạn nhân tin rằng sẽ được nhận tiền thật, nhưng cuối cùng bị lừa gạt, phải nạp tiền để bắt đầu tham gia đánh bạc và mất trắng tài sản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc. Bằng việc không tham gia và báo cáo kịp thời các hành vi này, người dân có thể góp phần bảo vệ bản thân cũng như ngăn chặn sự lan rộng của các hoạt động phi pháp.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 01
Trong tuần 01 (năm 2025), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 01:
Mạo danh công chức thuế lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần đây, nhiều cơ sở kinh doanh cá nhân đã nhận được những cuộc gọi đáng ngờ thông báo về việc đổi mới giấy phép kinh doanh. Kẻ lừa đảo thường mạo danh công chức thuế, yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, số căn cước công dân… với lý do thay đổi giấy phép kinh doanh mới. Ngoài ra, chúng còn yêu cầu gửi giấy phép kinh doanh cũ qua Zalo để thuận tiện trong công tác đổi mới giấy phép.
Thực chất, đây là một hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản của người dùng. Nếu cung cấp thông tin theo yêu cầu, người dân có thể bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân vào mục đích xấu.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung được hướng dẫn.
Để xác minh danh tính, thông tin của đối tượng gọi đến có phải là công chức thuế hay không, người dân có thể xác minh bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức công khai trên các cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua các kênh chính thức để được hỗ trợ, tránh bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo.
Giả danh nhân viên điện lực gọi điện lừa đảo
Cuộc điện thoại mạo danh yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện hành vi lừa đảo với lý do như: khách hàng sẽ bị cắt điện hoặc cắt hợp đồng điện trong vòng 2 giờ từ thời điểm nhận được cuộc gọi. Trường hợp khác, các đối tượng yêu cầu người dân tải ứng dụng hoặc website giả mạo.
Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trong thời gian gần đây. Người dân có thể gặp những rủi ro sau:
Lộ lọt thông tin cá nhân trong quá trình điền thông tin để truy cập ứng dụng hoặc website.
Bị chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Trong mọi trường hợp, khi nhận được các cuộc gọi từ số lạ, không hiển thị số điện thoại… yêu cầu người dân nộp tiền điện hoặc các khoản phí liên quan đến dịch vụ điện, hoặc thông tin bị cắt điện không rõ nguyên nhân, đề nghị người dân liên hệ ngay đến Tổng đài CSKH của Tổng công ty Điện lực để được hỗ trợ, hoặc truy cập vào website CSKH (http://cskh.npc.com.vn), ứng dụng CSKH, nhắn tin theo cú pháp đến Tổng đài 8079 để tra cứu thông tin và sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 51
Trong tuần 51 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 51:
1. Cảnh báo thủ đoạn gọi điện thông báo mời chào mở thẻ tín dụng ngân hàng
Gần đây, nhiều người dân đã trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo tinh vi với tình huống giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo mời chào mở thẻ tin dụng.
Đối tượng tự xưng là nhân viên của ngân hàng, chúng đọc chính xác thông tin cá nhân như họ tên, số tài khoản, CCCD, địa chỉ, số điện thoại, thậm chí cả số dư tài khoản và biến động số dư gần nhất. Điều này khiến nạn nhân tin tưởng rằng đó là nhân viên ngân hàng thật và không đề cao cảnh giác.
Lợi dụng thời điểm nạn nhân đang cần tiền gấp và thiếu sáng suốt, kẻ lừa đảo đã đưa ra lời mời hấp dẫn “mở thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi”, như giảm giá khi mua hàng, miễn phí thường niên, hạn mức ngân hàng cao, lãi suất thấp. Nạn nhân tin tưởng, đồng ý và được yêu cầu cung cấp mã OTP để hoàn tất thủ tục.
Ngay khi mã OTP được cung cấp, tài khoản của nạn nhân lập tức bị trừ hết số tiền đang có trong tài khoản. Kẻ lừa đảo hứa sẽ trả lại số tiền đó sau khi cúp máy, nhưng thực tế chúng sẽ chặn số điện thoại và không liên lạc lại.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
– Người dân Không tin tưởng các cuộc gọi tự xưng là ngân hàng, đặc biệt nếu họ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP.
– Mã OTP là thông tin bảo mật, tuyệt đối không chia sẻ với bất kỳ ai.
– Nếu nghi ngờ, hãy chủ động gọi trực tiếp đến số tổng đài chính thức của ngân hàng để xác minh.
– Nếu phát hiện giao dịch bất thường, hãy lập tức báo cho ngân hàng và trình báo cơ quan công an để được hỗ trợ.
2. Giả danh công an gọi điện lừa đảo
Các vụ lừa đảo giả mạo công an ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Thủ đoạn thường gặp là kẻ gian gọi điện thông báo nạn nhân liên quan đến các vụ án rửa tiền, tạo ra tình huống cấp bách để đánh vào tâm lý sợ hãi. Chúng giả danh công an, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản, kê khai tài khoản và chuyển tiền vào các tài khoản giả mạo để “kiểm tra”.
Vì lo lắng nên người dân nhanh chóng làm theo yêu cầu, hướng dẫn của các đối tượng: Cung cấp thông tin cá nhân, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, chuyển khoản số tiền hiện có sang số tài khoản bọn chúng cung cấp…. Người dân sẽ bị lộ lọt thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
– Cơ quan công an KHÔNG yêu cầu chuyển tiền qua điện thoại hoặc yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản cá nhân qua điện thoại.
– Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào như mật khẩu, mã OTP, số thẻ ngân hàng cho người lạ.
– Nếu nhận được cuộc gọi nghi vấn, hãy chủ động liên hệ lại với cơ quan công an qua số điện thoại đường dây nóng để xác minh thông tin.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 49
Trong tuần 49 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 49:
Lừa đảo liên quan đến thẻ tín dụng
Hình thức lừa đảo:
– Giả mạo là nhân viên ngân hàng gọi điện/nhắn tin mời chào mở thẻ tín dụng, thẻ phi vật lý online và hướng dẫn khách hàng nộp tiền vào tài khoản, sử dụng các dịch vụ thẻ
– Gọi điện dụ dỗ người dùng kết bạn/tham gia hội nhóm qua mạng xã hội (Zalo, telegram…) để trao đổi trực tiếp, hối thúc khách hàng click vào đường link giả mạo dẫn tới website giả mạo.
(Hình ảnh minh họa)
Sau khi click vào link giả mạo sẽ được tiếp tục yêu cầu nhập thông tin cá nhân như: Họ và tên, CMT/CCCD, chụp ảnh CMT/CCCD 2 mặt, số thẻ, mã bí mật CVV, ngày hết hạn thẻ và OTP gửi về số điện thoại, thông tin đăng nhập user và password tài khoản ngân hàng….
Ngay sau khi nhập/cung cấp mã OTP, kẻ gian sẽ chiếm được quyền sử dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Tuyệt đối cẩn thận khi nhận được các cuộc gọi điện nội dung mời chào mở thẻ tín dụng, thẻ phi vật lý online, những tin nhắn có đường dẫn yêu cầu cung cấp thông tin số thẻ, mã xác thực OTP, số CVV2/CVC2 (ba số bảo mật ở mặt sau của thẻ tín dụng) hoặc bất kỳ thông tin cá nhân qua mạng xã hội (Zalo, Telegram,…).
Tuyệt đối không cung cấp mã xác thực OTP/Smart OTP cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng; CẢNH GIÁC với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu quét mã QR hoặc truy cập đường link lạ.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 47
Trong tuần 47 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 47:
Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để làm định danh điện tử
Các đối tượng gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân chụp ảnh, cung cấp thông tin cá nhân như căn cước cá nhân,…hoặc các giấy tờ khác… Lấy lí do để kích hoạt giúp tài khoản định danh điện tử, không cần đến cơ quan công an, các đối tượng xấu yêu cầu người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VneID (thực tế là ứng dụng độc hại do kẻ xấu tạo ra).
Do không nắm được thông tin, một số người đã cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng liên quan đến số điện thoại, số tài khoản và bị các đối tượng lợi dụng, chiếm quyền sử dụng điện thoại, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo cơ quan công an chỉ vận động công dân đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2; chỉ có 1 ứng dụng duy nhất là ứng dụng VneID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đi làm do phải chụp ảnh, quét vân tay nên không thể làm thay. Vì vậy khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác,… để kích hoạt đó là các đối tượng giả danh Công an để nhằm mục đích thu thập thông tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo lừa đảo Công ty điện lực
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo ngày càng gia tăng hoạt động với nhiều chiêu trò tinh vi nhằm lừa gạt người dân, đặc biệt là thủ đoạn giả danh nhân viên Công ty Điện lực để chiếm đoạt tài sản. Một trong những mánh khóe phổ biến là gọi điện tự xưng là cán bộ điện lực, thông báo rằng người dân chưa thanh toán tiền điện và đe dọa sẽ cắt điện nếu không thực hiện ngay lập tức.
Lợi dụng tính cấp bách của thông báo và tâm lý lo sợ, hoang mang của người dân, những kẻ lừa đảo yêu cầu chuyển khoản qua một mã QR lạ hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền điện. Khi người dân làm theo, không chỉ tiền trong tài khoản bị chiếm đoạt, mà các thông tin nhạy cảm khác cũng có nguy cơ bị lộ lọt. Thậm chí, việc truy cập vào đường link hoặc mã QR lạ có thể khiến thiết bị của người dân bị kiểm soát từ xa, mở đường cho những hành vi xâm phạm nghiêm trọng hơn.
Thủ đoạn này không chỉ gây thiệt hại trực tiếp tới tài chính mà còn tạo ra tâm lý bất an, mất niềm tin vào các thông báo từ các cơ quan chính thống. Điều này làm gia tăng mức độ phức tạp và nguy hiểm của các hành vi lừa đảo, đòi hỏi người dân phải luôn cảnh giác.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Nếu người dân có nhu cầu thanh toán tiền điện trực tuyến, vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Công ty Điện lực: https://www.evn.com.vn/ . Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực để tránh những rủi ro không đáng có.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 46
Trong tuần 46 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại phản ánh nổi bật trong tuần 46:
Cảnh báo lừa đảo qua ví điện tử
Gần đây, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng, đặc biệt là hình thức giả mạo các tổ chức tài chính để mời gọi người dân vay tiền với lãi suất thấp và thủ tục nhanh chóng. Các đối tượng lừa đảo thường gửi tin nhắn mời chào, giới thiệu các chương trình vay ưu đãi với nhiều cam kết hấp dẫn.
Nội dung này có vẻ đơn giản và dễ dàng, đặc biệt là không yêu cầu thẩm định người thân hay đóng bất kỳ khoản phí nào trước khi nhận được tiền. Tuy nhiên, đây chỉ là một chiêu thức nhằm tạo lòng tin và đánh vào nhu cầu tài chính cấp thiết của người dân. Khi liên hệ các đối tượng sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số CCCD/CMND, số tài khoản ngân hàng, và các thông tin nhạy cảm khác.
Sau khi xác nhận “hồ sơ đã được duyệt”, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân đóng một khoản phí nhỏ để “giải ngân” hoặc “bảo hiểm khoản vay”. Chúng hứa rằng số tiền này sẽ được hoàn trả cùng với khoản vay ngay sau khi giải ngân. Ngoài ra, nạn nhân còn có nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân để sử dụng vào các mục đích xấu khác. Khi nhận được tiền và thông tin đầy đủ từ nạn nhân, các đối tượng sẽ ngay lập tức chặn liên lạc và biến mất.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân nên cảnh giác với những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền trước khi được giải ngân. Nếu có bất kỳ yêu cầu đóng phí trước nào, đây rất có thể là một dấu hiệu của lừa đảo. Trước khi vay tiền, hãy kiểm tra kỹ thông tin của công ty tài chính thông qua các trang web chính thống hoặc các cơ quan chức năng.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 45
Trong tuần 45 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 45:
Mạo danh nhân viên bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, tình hình gian lận và lừa đảo trực tuyến có xu hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong đó có hành vi giả mạo thương hiệu Công ty bảo hiểm để gửi tin nhắn/gọi điện thoại với nội dung ‘được nhận tiền bảo hiểm’ hoặc đề nghị “thanh toán tiền bảo hiểm” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Thủ đoạn lừa đảo, giả mạo tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp: Đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo gửi tin nhắn/gọi điện thoại dẫn dụ khách hàng liên hệ nhân viên của Công ty bảo hiểm/ các tổ chức bảo hiểm hoặc đến địa chỉ yêu cầu để nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh (mặc dù có khách hàng chưa tham gia bảo hiểm).
Với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần chuyển khoản phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng yêu cầu khách hàng điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin quan trọng như : số CCCD, mật khẩu, mã PIN, mã OTP…. từ đó lấy cắp thông tin khách hàng và thực hiện các mục đích để chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân không cung cấp hợp đồng bảo hiểm; Không cung cấp CCCD; Không cung cấp số tài khoản cá nhân & các chứng từ cá nhân khác…Người dân nên vào các trang web chính thống của Công ty bảo hiểm để tra cứu thông tin.
Cảnh báo chiêu lừa đảo qua ví điện tử
Hệ thống tiếp nhận khiếu nại của người dân liên quan tới việc đối tượng mạo danh nhân viên của các ví điện tử phổ biến hiện nay để liên hệ khách hàng bằng hình thức nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp để hỏi những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập đường link lạ với mục đích bảo mật như một cách hỗ trợ khắc phục lỗi, và sử dụng những thông tin này vào mục đích không chính đáng. Đây là chiêu trò lừa đảo, lợi dụng uy tín của thương hiệu và lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Tuy không phải là hình thức lừa đảo mới, nhưng với tiểu xảo tinh vi, nhiều khách hàng vẫn bị thuyết phục và mắc bẫy.
Sau đó các đối tượng dùng nhiều chiêu thức để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử của người dùng. Đối tượng lừa đảo sẽ thường xuyên hối thúc người dùng bấm vào đường link vì link lạ có thời hạn chỉ trong vài phút, quá thời hạn này sẽ hết hiệu lực để kiểm tra và khắc phục lỗi. Sau khi người dùng bị chiếm quyền điều khiển và trừ tiền trong ví, lúc này đối tượng sẽ chặn liên lạc hoặc ngắt kết nối ngay lập tức.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dùng nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không nhập thông tin tài khoản, mật khẩu thanh toán, mã OTP vào bất kỳ đường dẫn, trang web nào, ứng dụng nào được cung cấp bởi người lạ.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 44
Trong tuần 44 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 44:
Mạo danh nhân viên Công ty Điện lực nhằm chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục “tung” nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt là thủ đoạn giả danh nhân viên công ty điện lực gọi điện cho người dân hỗ trợ liên kết ngân hàng vào ứng dụng để thanh toán tiền điện.
Các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ điện lực của Công ty Điện lực, thông báo “Yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng điện lực để thanh toán tiền điện”. Để hoàn thành các bước cài đặt, đăng ký ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng, người dân cần làm theo hướng dẫn của các đối tượng.
Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân bấm vào đường link để tải ứng dụng, điền thông tin cá nhân và chuyển khoản khoản phí tiền điện cho một mã QR lạ. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, người dân có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau: bị rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân; thông qua đường link lạ, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tiền trong tài khoản..
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Nếu người dân có nhu cầu liên kết tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền điện, vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Công ty Điện lực: https://www.evn.com.vn/ . Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.
Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông
Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo với chủ thuê bao “đang nợ tiền cước viễn thông của nhà mạng”, lấy lí do này để yêu cầu người dân chuyển tiền nộp tiền cước còn thiếu. Tự xưng là nhân viên nhà mạng để tạo dựng niềm tin và đưa ra những thông tin cá nhân mà chúng đã thu thập được từ trước, với tâm lý lo lắng về việc bị cắt dịch vụ, nhiều người đã không kịp suy nghĩ và làm theo hướng dẫn của đối tượng.
Tiếp đó, các đối tượng sẽ yêu cầu người dùng chuyển tiền vào một số tài khoản nhất định để thanh toán số tiền nợ. Khi người dân chuyển tiền vào số tài khoản đó, các đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân không chuyển khoản cho bất kì ai, kể cả nhân viên nhà mạng để thanh toán số tiền cước hàng tháng; tuyệt đối cảnh giác đối với thông tin do những người lạ cung cấp qua gọi điện, chat, SMS hoặc email gửi đến điện thoại để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 43
Trong tuần 43 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 43:
Mạo danh công chức Sở Công thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm
Cuộc điện thoại mạo danh yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện hành vi lừa đảo với lý do như: Giấy phép an toàn thực phẩm của doanh nghiệp bị sai thông tin.
Các đối tượng gửi đường link lạ để yêu cầu cập nhật lại thông tin của doanh nghiệp. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu như truy cập vào đường link, tải ứng dụng để cập nhật thông tin của doanh nghiệp, đối tượng sẽ chiếm quyền sử dụng thiết bị và thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.
Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trong thời gian gần đây. Người dân có thể gặp những rủi ro sau:
Lộ lọt thông tin cá nhân trong quá trình điền thông tin để truy cập ứng dụng hoặc website.
Bị chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Trong mọi trường hợp, khi nhận được các cuộc gọi từ số lạ hoặc không hiển thị số điện thoại… yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để cập nhật thông tin giấy phép an toàn thực phẩm, hãy kiểm tra lại nguồn tin và không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin, không chuyển tiền, không truy cập liên kết lạ, không rõ nguồn gốc
Gọi điện mạo danh cơ quan công an yêu cầu cài đặt ứng dụng cập nhật thông tin sổ hộ khẩu điện tử
Các đối tượng gọi điện thoại tự xưng là Công an yêu cầu công dân chụp ảnh, cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, giấy tờ khác,… Lấy lí do để kích hoạt giúp tài khoản cập nhật hộ khẩu điện tử, không cần đến công an, các đối tượng xấu yêu cầu người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng qua đường dẫn kẻ xấu cung cấp (thực tế là ứng dụng độc hại do kẻ xấu tạo ra). Do không nắm được thông tin nên một một số người đã cung cấp các thông tin cá nhân liên quan đến số điện thoại, làm theo chỉ dẫn cài ứng dụng độc và bị các đối tượng lợi dụng chiếm quyền sử dụng điện thoại, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Cơ quan Công an chỉ mời trực tiếp công dân đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm việc. Vì vậy nếu có người gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng lạ, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác,… để kích hoạt hộ, không cần đến công an, đó là đối tượng có ý đồ xấu; người dân lưu ý không làm theo các hướng dẫn này.
Trước thực trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đang diễn ra hàng ngày, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo thủ đoạn gọi điện “mạo danh cơ quan công an yêu cầu cài đặt ứng dụng lạ cập nhật thông tin sổ hộ khẩu điện tử”
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ: mạo danh cơ quan công an yêu cầu cài đặt ứng dụng lạ cập nhật thông tin sổ hộ khẩu điện tử với mục đích lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Các đối tượng gọi điện thoại tự xưng là Công an yêu cầu công dân chụp ảnh, cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, giấy tờ khác,… Lấy lí do để kích hoạt giúp tài khoản cập nhật hộ khẩu điện tử, không cần đến công an, các đối tượng xấu yêu cầu người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng qua đường dẫn kẻ xấu cung cấp (thực tế là ứng dụng độc hại do kẻ xấu tạo ra). Do không nắm được thông tin nên một một số người đã cung cấp các thông tin cá nhân liên quan đến số điện thoại, làm theo chỉ dẫn cài ứng dụng độc và bị các đối tượng lợi dụng chiếm quyền sử dụng điện thoại, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Để chủ động phòng ngừa và tránh bị mắc bẫy lừa đảo, người dân lưu ý:
Cơ quan Công an chỉ mời trực tiếp công dân đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm việc. Vì vậy nếu có người gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng lạ, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác,… để kích hoạt hộ, không cần đến công an, đó là đối tượng có ý đồ xấu.
Người dân tuyệt đối không:
Cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại cho các đối tượng không xác định rõ ràng danh tính;
Cài đặt ứng dụng, các đường link lạ do đối tượng gửi và hướng dẫn thực hiện
Khi gặp các tình huống có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho lực lượng Công an để kịp thời điều tra làm rõ. Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị chiếm quyền điều khiển từ xa, người dân phải lập tức xóa các ứng dụng lạ đã cài đặt, khóa tạm thời các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tháo sim điện thoại khỏi máy và khôi phục lại cài đặt gốc của thiết bị hoặc báo ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời./.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 41
Trong tuần 41 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 41:
Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân
Hiện nay, nhiều tài khoản cá nhân và tổ chức giả mạo đang chủ động liên hệ khách hàng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, Telegram, với nội dung tri ân khách hàng, trao thưởng, tặng quà,…
Nắm bắt được hệ thống trung tâm thương mại Vincom tổ chức chương trình khuyến mãi tặng quà hay “Mừng sinh nhật, tri ân quà khủng”, nhóm lừa đảo đã chủ động gọi điện thoại, kết bạn thông báo khách hàng trúng thưởng chương trình tri ân, khuyến mãi khủng và yêu cầu chuyển tiền để nhận thưởng.
Sau khi người dân thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng, nhóm lừa đảo sẽ thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản khá mới trong thời gian qua.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Thông báo chính thức của siêu thị sẽ chỉ được thông tin đến khách hàng thông qua các kênh chính danh của trung tâm thương mại, không qua tin nhắn cá nhân.
Hệ thống trung tâm thương mại không hề tuyển dụng làm việc tại nhà, không yêu cầu ứng tiền, đặt cọc khi tuyển dụng ở bất kỳ vị trí nào và không yêu cầu bất cứ hình thức chuyển khoản nào vào tài khoản cá nhân cho bất kỳ mục đích gì.
Lừa đảo đầu tư chứng khoán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đầu tư chứng khoán ngày càng diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng lòng tham về lợi nhuận cao của người dân, đã không ngừng tung ra các chiêu trò tinh vi để dụ dỗ, lừa đảo.
Ban đầu, đối tượng liên tục spam tin nhắn, cuộc gọi, tạo lập kênh thông tin giả mạo mời chào người chơi. Sau đó, chúng lôi kéo người chơi vào hội nhóm trên Telegram, Zalo,… để đầu tư số tiền nhỏ nhằm tạo lòng tin, rồi dần dần nâng mức đầu tư lên. Vì tin tưởng sẽ rút được tiền và kiếm thêm lợi nhuận một cách dễ dàng như lần đầu, nạn nhân đã nộp tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng theo chỉ định của các đối tượng lừa đảo. Chính những chiêu thức này khiến cho rất nhiều nạn nhân đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo, với số lượng tiền lớn. Khi nạn nhân đã tin tưởng tuyệt đối, chúng sẽ tung ra các thông tin giả mạo về việc thua lỗ để dụ dỗ nạn nhân tiếp tục đầu tư nhằm “gỡ gạc”.
Đây chính là cái bẫy nhằm mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân một cách dễ dàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Nhà đầu tư chứng khoán nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện các giao dịch hay nghe theo bất kỳ lời chào mời nào. Để tránh sập bẫy, người dân nên cẩn trọng khi ai đó đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư mà bạn không biết gì về nó.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 40
Trong tuần 40 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 40:
Giả danh cán bộ Hải quan tạm giữ đơn hàng
Trung tâm VNCERT/CC liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ, mạo danh cơ quan hải quan với mục đích lừa đảo người dùng, nhằm chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng với tần suất liên tục. Để thực hiện thành công hành vi lừa đảo, kẻ mạo danh thường thực hiện những cách thức sau:
Giả mạo cán bộ hải quan để gọi điện thoại thông báo, dọa dẫm người dân về việc đang giữ đơn hàng ở sân bay.
Yêu cầu người dân chuyển khoản phí vận chuyển, lưu kho để được nhận lại hàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nguồn tin, nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung được hướng dẫn.
Lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học
Trước tình trạng nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xác thực sinh trắc học ngân hàng đối với những giao dịch trực tuyến được quy định, lợi dụng việc đó các đối tượng xấu giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Telegram,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Các hình thức lừa đảo bao gồm:
– Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ. Đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
– Đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại.
Sau khi lấy được thông tin, các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu ngân hàng số,… cho bất kì ai kể cả nhân viên ngân hàng; tuyệt đối cảnh giác và không truy các đường link lạ qua chat, SMS hoặc email gửi đến điện thoại để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin. Ngân hàng không liên hệ trực tiếp với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 39
Trong tuần 39 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 39:
1. Mạo danh công chức thuế lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần đây, nhiều cơ sở kinh doanh cá nhân đã nhận được những cuộc gọi đáng ngờ thông báo về việc đổi mới giấy phép kinh doanh. Kẻ lừa đảo thường mạo danh công chức thuế, yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, số căn cước công dân… với lý do thay đổi giấy phép kinh doanh mới. Ngoài ra, chúng còn yêu cầu gửi giấy phép kinh doanh cũ qua Zalo để thuận tiện trong công tác đổi mới giấy phép.
(Ảnh minh họa)
Thực chất, đây là một hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản của người dùng. Nếu cung cấp thông tin theo yêu cầu, người dân có thể bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân vào mục đích xấu.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung được hướng dẫn.
Để xác minh danh tính, thông tin của đối tượng gọi đến có phải là công chức thuế hay không, người dân có thể xác minh bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức công khai trên các cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua các kênh chính thức để được hỗ trợ, tránh bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo.
2. Giả danh nhân viên công ty Honda tri ân phần quà
Hình thức lừa đảo tặng quà tri ân khách hàng vốn chẳng phải là mới bởi nó đã từng xuất hiện trên mạng xã hội cách đây vài năm, tuy nhiên chiêu trò của kẻ gian ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn, lợi dụng sự nhẹ da, cả tin, mất cảnh giác của người dân thực hiện hành vi lừa đảo này.
Với thủ đoạn giả mạo nhân viên công ty Honda, các đối tượng thông báo khách hàng đã trúng giải thưởng tri ân đặc biệt của công ty nhân dịp kỷ niệm 28 năm thành lập. Để được nhận quà, khách hàng kết bạn Zalo và làm theo một số bước theo yêu cầu.
(Ảnh minh họa)
Cụ thể như:
Bấm vào link lạ để chọn phần quà
Chuyển tiền phí vận chuyển để nhận quà
Cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, số căn cước công dân, địa chỉ nhà, số điện thoại… để điền thông tin phiếu nhận quà
Sau khi lừa được khách hàng, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết của tài khoản đã sử dụng liên lạc. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh khá phổ biến trong thời gian qua.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân cần cẩn trọng không truy cập, đăng nhập, tải các website, đường dẫn được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Cần xem xét lại nguồn thông tin được gửi đến và truy cập vào cổng thông tin điện tử chính thống để xác thực thông tin.
Trong trường hợp người có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào trong vùng thiên tai thì nên quyên góp, ủng hộ tại các đơn vị có uy tín, minh bạch, đảm bảo sự đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Phạt 250 triệu đồng với 2 doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác
Ngoài việc bị phạt tổng số tiền 250 triệu đồng, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech còn bị đình chỉ cung cấp dịch vụ quảng cáo qua các tên định danh FE CREDIT, FECREDIT, SUNTECH CO và SUNTECH SER trong thời gian từ 2 – 3 tháng.
Mới đây Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp là Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech, vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo; gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
Trong đó, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC bị phạt 160 triệu đồng; còn Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech bị phạt 90 triệu đồng.
Bên cạnh việc bị phạt tiền, 2 doanh nghiệp mới bị Thanh tra Bộ TT&TT ra quyết định xử phạt cũng bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ thông qua 4 tên định danh trong thời gian 2 tháng và 3 tháng.
Cụ thể, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech phải áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo thông qua 2 tên định danh SUNTECH CO và SUNTECH SER trong thời gian 2 tháng. Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo thông qua tên định danh FE CREDIT và FECREDIT trong thời gian 3 tháng, từ ngày 20/9/2024 đến ngày 20/12/2024.
Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác, Bộ TT&TT mới đây đã thu hồi thêm 5 tên định danh của 2 đơn vị là Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông ITG và Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại ITY.
Trong đó, Công ty ITG bị thu hồi 1 tên định danh là “FINANCE”; và 4 tên định danh của Công ty ITY bị thu hồi gồm “HUYENTHUONG”, “TUAN TRUONG”, “DANGNGOCVY” và “NGUYENKHANH”.
Sở dĩ ITG và ITY, 2 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo bị thu hồi 5 tên định danh, là vì đã sử dụng những tên định danh kể trên để gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo vào các số thuê bao nằm trong Danh sách không quảng cáo; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo khi chưa có sự đồng ý trước của người nhận. Đây là những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 91 năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Ngay trước đó, trong tuần đầu tiên của tháng 9/2024, với sai phạm tương tự của ITG và ITY, Cục An toàn thông tin đã thu hồi 6 tên định danh DVKH-247, CSKH-247, CSKH.24H, DVKH24H, PMCARD, CTPMC của 2 doanh nghiệp quảng cáo khác là của Công ty cổ phần Giải pháp CNTT quốc tế ITS và Công ty cổ phần Power Membership Card.
Việc chuyển thanh tra Bộ xử phạt cũng như quyết định thu hồi tên định danh thời gian vừa qua là kết quả từ việc Cục An toàn thông tin kiểm tra, đánh giá mức độ sai phạm của các đơn vị quảng cáo. Qua ghi nhận phản ánh của người sử dụng, trong tháng 8/2024, Cục An toàn thông tin đã làm việc với 40 đơn vị sở hữu tên định danh bị phản ánh, đã có 32 đơn vị phải giải trình và thừa nhận sai phạm, sau đó đã có 25/32 đơn vị thực hiện khắc phục các vi phạm này
Để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông, đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp quảng cáo tuân thủ đúng quy định khi sử dụng tên định danh, thời gian qua, Cục An toàn thông tin cũng đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở các cá nhân, tổ chức được cấp tên định danh phải thực hiện đúng trách nhiệm của người quảng cáo.
Trong thời gian tới, Cục An toàn thông tin sẽ tăng cường theo dõi, giám sát tình hình sử dụng tên định danh của các cá nhân, tổ chức, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ TT&TT để xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tin nhắn rác, cuộc gọi rác, bao gồm cả các hành vi sai phạm khi sử dụng tên định danh trong hoạt động quảng cáo.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 38
Trong tuần 38 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 38:
Mạo danh các cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục “tung” nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt mới nhất là thủ đoạn “thông báo, hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm xe”. Các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ của Cục Đăng kiểm hoặc Sở Giao thông vận tải, thông báo “Yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định theo quy định của Thông tư mới”. Để thực hiện đổi tem trực tuyến, người dân làm theo hướng dẫn của các đối tượng.
Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân điền thông tin cá nhân và chuyển khoản khoản phí gọi là phí đổi tem. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Nếu người dân có nhu cầu, thắc mắc thay đổi tem đăng kiểm, vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.
Giả mạo công an vận động chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ
Những ngày qua, bão số 3 (bão Yagi) đã và đang gây mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc. Lợi dụng tình hình đó, các đối tượng lừa đảo tự xưng là cán bộ công an gọi điện kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Người dân tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân sẽ bị chiếm đoạt.
Việc lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác.
Trong trường hợp người có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào trong vùng thiên tai thì nên quyên góp, ủng hộ tại các đơn vị có uy tín, minh bạch, đảm bảo sự đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 37
Trong tuần 37 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 37:
1. Giả danh công ty điện lực nhằm chiếm đoạt tài sản
Cuộc điện thoại mạo danh yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện hành vi lừa đảo với lý do như: khách hàng sẽ bị cắt điện hoặc cắt hợp đồng điện trong vòng 2 giờ từ thời điểm nhận được cuộc gọi. Trường hợp khác, các đối tượng yêu cầu người dân tải ứng dụng hoặc website giả mạo.
Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trong thời gian gần đây. Người dân có thể gặp những rủi ro sau:
Lộ lọt thông tin cá nhân trong quá trình điền thông tin để truy cập ứng dụng hoặc website.
Bị chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Trong mọi trường hợp, khi nhận được các cuộc gọi từ số lạ, không hiển thị số điện thoại… yêu cầu người dân nộp tiền điện hoặc các khoản phí liên quan đến dịch vụ điện, hoặc thông tin bị cắt điện không rõ nguyên nhân, đề nghị người dân liên hệ ngay đến Tổng đài CSKH của Tổng công ty Điện lực để được hỗ trợ, hoặc truy cập vào website CSKH (http://cskh.npc.com.vn), ứng dụng CSKH, nhắn tin theo cú pháp đến Tổng đài 8079 để tra cứu thông tin và sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
2. Mạo danh nhân viên Tiktok tặng quà tri ân khách hàng
Thủ đoạn của đối tượng là tham gia các buổi livestream bán hàng trên nền tảng Tiktok để xác định những khách hàng có đặt mua sản phẩm. Các đối tượng lấy thông tin liên hệ và mặt hàng đặt mua của khách hàng từ các bình luận hoặc tin nhắn công khai trên livestream. Sau khi thu thập được thông tin cá nhân và đơn hàng, đối tượng sẽ gọi điện thoại cho khách hàng thông báo đã nhận được phần quà tri ân.
Lợi dụng sự nhẹ da, cả tin, mất cảnh giác của người dân, chúng yêu cầu khách hàng chuyển tiền phí vận chuyển và chiếm đoạt.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Trước khi chuyển khoản, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin của người gọi điện và xác minh lại thông tin với nền tảng Tiktok.
3. Các tin nhắn mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến
Các tin nhắn rác được gửi từ các số điện thoại rác với nội dung xoay quanh việc quảng cáo đánh bạc, chơi bài trực tuyến, rút tiền tỷ… khiến nhiều người cảm thấy phiền phức và khó chịu. Không chỉ bị spam, làm phiền, việc kêu gọi tham gia các hình thức cá độ, cờ bạc online trái phép này là hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Một số trang cờ bạc trực tuyến như xin883.com, wb666.org, hb88.com… đều tự giới thiệu mình là “nhà cái tốt nhất, uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam” với việc liên tục đưa ra các khuyến mãi khi đăng ký thành viên mới, có lúc lên đến vài chục triệu đồng, các trang cờ bạc online như thế đang ngày đêm lôi kéo những người có máu “đỏ đen”. Nhiều người cứ tưởng sẽ được tặng tiền thật nên bị lừa gạt, nạp tiền vào rồi bắt đầu đánh bạc.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân nên cẩn thận trọng khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi mời chào tham trò chơi cờ bạc trực tuyến; không nên truy cập, hoặc tham gia theo hướng dẫn để truy cập tới các đường link liên kết dụ dỗ vào các trang cờ bạc trực tuyến…
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cục An toàn thông tin thu hồi tên định danh (brandname) vì phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) mới đây đã thu hồi 6 tên định danh của một số doanh nghiệp quảng cáo vì đã có hành vi phát tán tin nhắn rác và cuộc gọi rác.
Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh – brandname được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là một trong những biện pháp đang được Bộ TT&TT thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông.
Ngày 14/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, trong đó quy định rõ việc sử dụng tên định danh trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại và trách nhiệm của Người quảng cáo khi sử dụng tên định danh để quảng cáo như:
Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo
Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo
Chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi được người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo…
Thực tế cho thấy, qua quá trình theo dõi, quản lý và vận hành “Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156”, trong nửa đầu năm nay, Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận 479.398 phản ánh của người sử dụng, trong đó có 1.493 phản ánh liên quan đến tên định danh, chiếm 0,35% trên tổng số phản ánh tiếp nhận được. Như vậy, ước tính mỗi tháng có gần 250 phản ánh liên quan đến tên định danh.
Trên cơ sở đó, Cục An toàn thông tin đã làm việc với 40 đơn vị sở hữu tên định danh bị phản ánh, đã có 32 đơn vị phải giải trình và thừa nhận sai phạm, sau đó đã có 21/32 đơn vị thực hiện khắc phục các vi phạm này. Qua đó, Cục An toàn thông tin nhận thấy hầu hết các đơn vị đã vi phạm quy định về trách nhiệm của người quảng cáo, cụ thể là đã gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo vào các số thuê bao nằm trong Danh sách không quảng cáo; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo khi chưa có sự đồng ý trước của người nhận.
Căn cứ theo nội dung làm việc với các đơn vị sở hữu tên định danh, Cục An toàn thông tin đã thu hồi 6 tên định danh được sử dụng để phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác bao gồm 4 tên định danh DVKH-247, CSKH-247, CSKH.24H, DVKH24H của Công ty cổ phần Giải pháp CNTT quốc tế ITS và 2 tên định danh PMCARD, CTPMC của Công ty cổ phần Power Membership Card.
Cùng với đó, Cục An toàn thông tin cũng đã chuyển hồ sơ của 2 đơn vị vi phạm khác là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech sang Thanh tra Bộ TT&TT để xác minh, xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Cục ATTT đã tiến hành thông báo nhắc nhở việc tuân thủ các quy định về trách nhiệm của người quảng cáo đã được gửi tới tất cả cá nhân, tổ chức đã được cấp tên định danh. Các tổ chức, cá nhân mới được cấp chứng nhận tên định danh cũng được gửi kèm thông báo về những nội dung cần biết liên quan đến trách nhiệm của người quảng cáo khi sử dụng tên định danh để quảng cáo cùng thông tin mức phạt nếu vi phạm.
Cục An toàn thông tin nhận thấy, đã có những chuyển biến tích cực sau khi cơ quan chức năng tổ chức làm việc và có biện pháp xử lý với những cá nhân, tổ chức quảng cáo có hành vi vi phạm khi sử dụng tên định danh. Theo thống kê, số lượng phản ảnh hợp lệ liên quan đến tên định danh gửi về “Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác” trong thời gian từ 19/7 – 18/8 là 138 phản ánh hợp lệ, giảm khoảng 45% so với trung bình phản ánh các tháng trước.
Về định hướng tới gian tới, song song với việc tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình sử dụng tên định danh của các cá nhân, tổ chức, Cục An toàn thông tin xác định sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Thanh tra Bộ TT&TT để xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức/cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tin nhắn rác, cuộc gọi rác nói chung và sử dụng tên định danh trong hoạt động quảng cáo nói riêng.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo, để tránh bị làm phiền từ các tin nhắn/cuộc gọi quảng cáo sử dụng Brandname, người sử dụng có thể đăng ký vào danh sách không quảng cáo (DNC) theo các cách sau:
*) Qua SMS
– Để đăng ký, soạn tin nhắn theo cú pháp: DNC gửi 5656
– Để hủy đăng ký soạn tin nhắn theo cú pháp: HUY DNC gửi 5656
(Tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 là miễn phí)
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 34
Trong tuần 34 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 34:
Chiêu trò “ứng trước lương” qua ngân hàng
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục “tung” nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt mới nhất là thủ đoạn “ứng trước tiền lương”. Các đối tượng gọi điện thông báo “đủ điều kiện ứng trước 6 tháng lương qua ngân hàng. Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm số 1 để nhân viên hướng dẫn nhập thông tin cần thiết và nhận lương”. Tuy nhiên, để nhận 6 tháng lương được ứng trước đó, khách hàng phải thanh toán một khoản phí gọi là phí cước chuyển tiền.
Sau khi người dùng chuyển tiền, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản khá mới trong thời gian qua. Người dân có thể gặp những rủi ro sau:
– Lộ lọt thông tin cá nhân trong quá trình điền thông tin nhận ứng lương.
– Mất khoản phí gọi là phí cước chuyển tiền.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Người dân khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi thông báo về việc “ứng trước lương”, hãy kiểm tra lại nguồn tin và không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào. Người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin, không chuyển tiền bằng các hình thức nào. Nếu có thắc mắc vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của ngân hàng và liên hệ tới tổng đài hỗ trợ khách hàng của ngân hàng đang sử dụng để hỏi thông tin và được trợ giúp.
Giả danh nhân viên trung tâm đăng kiểm xe gọi điện lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản
Phổ biến hiện nay có một số đối tượng giả mạo nhân viên các trung tâm đăng kiểm gọi điện đến các chủ xe thông báo rằng:
– Ô tô chuẩn bị hết hạn hoặc đã quá hạn kiểm định và phải gia hạn đăng kiểm.
– Trung tâm đăng kiểm đổi tem kiểm định mới, đề nghị người dân cập nhật mẫu đăng kiểm.
– Thông tin đã khai tại trung tâm đăng kiểm bị sai lệch, cần cung cấp thông tin cá nhân để cập nhật.
– Phần mềm đăng kiểm đã cập nhật, gọi điện yêu cầu hỗ trợ.
Trong quá trình trao đổi, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân làm theo một số bước như bấm vào link cài đặt ứng dụng, chuyển… Nếu người dân tin tưởng và làm theo hướng dẫn, các đối tượng có thể đánh cắp thông tin cá nhân, mã OTP, điện thoại của người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển, nếu trên điện thoại có cài các ứng dụng ngân hàng (internet banking) thì sẽ có nguy cơ bị mất hết tiền trong tài khoản hoặc bị đánh cắp các thông tin quan trọng lưu trữ trong điện thoại. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên điện thoại trong thời gian gần đây.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Nếu người dân có thắc mắc vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.
Giả mạo Bộ Công an nhắn tin phạt nguội xe vi phạm
Theo ghi nhận, người dân nhận thường được tin nhắn với nội dung: Đây là Cục CSGT bạn có một biên lai cần nộp phạt, để được biết thông tin chi tiết hãy liên hệ số điện thoại…
Nhiều người dân khi được nghe thông báo này rất hoang mang, lo sợ nên đã sập bẫy, mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý “phạt nguội”. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt. Khi đã chuyển xong tiền, gọi lại số điện thoại kia thì đều không liên lạc được.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính (Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Thông tư 65 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông): Tất cả các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện, thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện, hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý (phạt nguội). Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an làm việc.
Trước thực trạng các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo giả danh nhân viên trung tâm đăng kiểm xe gọi điện lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân trước tình trạng giả danh nhân viên trung tâm đăng kiểm xe gọi điện lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay đang có một số đối tượng giả mạo nhân viên các trung tâm đăng kiểm gọi điện đến các chủ xe thông báo rằng:
– Ô tô chuẩn bị hết hạn hoặc đã quá hạn kiểm định và phải gia hạn đăng kiểm.
– Trung tâm đăng kiểm đổi tem kiểm định mới, đề nghị người dân cập nhật mẫu đăng kiểm.
– Thông tin đã khai tại trung tâm đăng kiểm bị sai lệch, cần cung cấp thông tin cá nhân để cập nhật.
– Phần mềm đăng kiểm đã cập nhật, gọi điện yêu cầu hỗ trợ.
Trong quá trình trao đổi, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân làm theo một số bước. Nếu người dân tin tưởng và làm theo hướng dẫn, các đối tượng có thể đánh cắp thông tin cá nhân, mã OTP, điện thoại của người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển, nếu trên điện thoại có cài các ứng dụng ngân hàng (internet banking) thì sẽ có nguy cơ bị mất hết tiền trong tài khoản hoặc bị đánh cắp các thông tin quan trọng lưu trữ trong điện thoại. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên điện thoại trong thời gian gần đây.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo các trung tâm đăng kiểm xe không thông báo, gọi điện qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat bằng số điện thoại lạ hay qua Zalo, Viber, Facebook… Do đó, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin, không chuyển tiền bằng các hình thức nào. Nếu có thắc mắc vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Trước thực trạng các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cẩn trọng chiêu trò “ứng trước lương” qua ngân hàng
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân trước tình trạng giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện yêu cầu hỗ trợ ứng trước lương cho người lao động.
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục “tung” nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt mới nhất là thủ đoạn “ứng trước tiền lương”. Các đối tượng gọi điện thông báo “đủ điều kiện ứng trước 6 tháng lương qua ngân hàng. Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm số 1 để nhân viên hướng dẫn nhập thông tin cần thiết và nhận lương”. Tuy nhiên, để nhận 6 tháng lương được ứng trước đó, khách hàng phải thanh toán một khoản phí gọi là phí cước chuyển tiền.
Sau khi người dùng chuyển tiền, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản khá mới trong thời gian qua. Người dân có thể gặp những rủi ro sau:
– Lộ lọt thông tin cá nhân trong quá trình điền thông tin nhận ứng lương.
– Mất khoản phí gọi là phí cước chuyển tiền.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo ngân hàng không thông báo ứng trước lương qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat bằng số điện thoại lạ hay qua Zalo, Viber, Facebook… Do đó, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin, không chuyển tiền bằng các hình thức nào. Nếu có thắc mắc vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của ngân hàng và liên hệ tới tổng đài hỗ trợ khách hàng của ngân hàng đang sử dụng để hỏi thông tin và được trợ giúp.
Trước thực trạng các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 29
Trong tuần 29 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 29:
Lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học
Các đối tượng gọi điện giả danh là nhân viên ngân hàng, liên hệ với khách hàng để hướng dẫn thu thập thông tin xác thực sinh trắc học. Đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ.
Sau đó, người dân được đề nghị truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại. Khi đã lấy được thông tin từ khách hàng, các đối tượng lừa đảo tiến hành chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách vào các mục đích xấu.
Trước thông tin trên, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu ngân hàng số… cho bất kì ai. Tuyệt đối cảnh giác và không truy cập các đường link lạ qua Chat, SMS hoặc Email gửi đến điện thoại để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.
Giả danh nhân viên các sàn TMĐT tri ân khách hàng
Các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên sàn thương mại điện tử tri ân khách hàng bằng cách gọi điện mời khách hàng kết bạn zalo và hướng dẫn thực hiện các giao dịch, sau đó chiếm đoạt tiền.
Khi người dùng bấm vào các liên kết (link) có trong tin nhắn, điện thoại của họ sẽ bị chiếm quyền điều khiển, nếu điện thoại có cài các ứng dụng ngân hàng (internet banking) thì sẽ có nguy cơ bị mất hết tiền trong tài khoản hoặc bị đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng lưu trữ trong điện thoại của mình. Và rất có thể tội phạm sẽ sử dụng các thông tin này để mạo danh, tống tiền, lừa đảo.
Sau đó các đối tượng lừa đảo sẽ thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết của tài khoản đã sử dụng liên lạc.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần cẩn trọng không truy cập, đăng nhập, tải các website, đường dẫn được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân trước tình trạng giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin yêu cầu hỗ trợ cài đặt sinh trắc học online.
Từ ngày 1/7/2024, những tài khoản ngân hàng thực hiện giao dịch trực tuyến có giá trị trên 10 triệu/lần hoặc 20 triệu/ ngày; Chuyển tiền ra nước ngoài; Thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ với tổng giá trị trên 100 triệu đồng/ngày; Kích hoạt lần đầu ngân hàng số; Thay đổi thiết bị sử dụng ngân hàng số; và một số loại giao dịch khác, sẽ phải đáp ứng yêu cầu về xác thực sinh trắc học đối chiếu với kho dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trước tình trạng nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xác thực sinh trắc học, lợi dụng việc đó các đối tượng xấu có thể giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Telegram,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Các hình thức lừa đảo bao gồm:
– Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ. Đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
– Đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại.
– Sau khi lấy được thông tin, các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
– Tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu ngân hàng số,… cho bất kì ai.
– Tuyệt đối cảnh giác và không truy cập các đường link lạ qua Chat, SMS hoặc Email gửi đến điện thoại để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.
– Khi gặp các tình huống có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho lực lượng Công an để kịp thời điều tra làm rõ. Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị chiếm quyền điều khiển từ xa, người dân phải lập tức xóa các ứng dụng lạ đã cài đặt, khóa tạm thời các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tháo sim điện thoại khỏi máy và khôi phục lại cài đặt gốc của thiết bị hoặc báo ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 27
Trong tuần 27 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 27:
1. Giả danh nhân viên nhà mạng gọi điện gia hạn data
Gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo tinh vi qua hình thức giả mạo nhân viên nhà mạng gọi điện thông báo gia hạn data cho khách hàng. Cụ thể, các đối tượng sẽ gọi điện thoại đến số thuê bao của khách hàng, giới thiệu bản thân là nhân viên nhà mạng và thông báo về chương trình gia hạn data hấp dẫn. Sau đó, để tạo dựng lòng tin, chúng sẽ đề nghị gia hạn hộ data cho khách hàng và chỉ thu tiền sau khi hoàn tất.
Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò lừa đảo. Khi khách hàng đồng ý và cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, kẻ gian sẽ lợi dụng những thông tin này để chiếm quyền sử dụng điện thoại, sau đó rút tiền trong tài khoản ngân hàng của họ.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo trước khi chia sẻ thông tin của mình, người dân cần tìm hiểu kỹ và xác nhận thông tin, khi có nhu cầu gia hạn thêm data, người dân nên liên hệ trực tiếp đến nhà mạng, không nên giao dịch thông qua các cuộc gọi, tin nhắn không rõ nguồn gốc, không có độ uy tín vì các Doanh nghiệp chỉ dùng tên định danh của nhà mạng để gọi điện tới khách hàng của mình.
2. Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện mời chào nâng hạn mức thẻ tín dụng
Đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng, gọi điện mời chào khách hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng. Khi xác minh nạn nhân có nhu cầu, đối tượng đề nghị kết bạn qua Zalo để trao đổi trực tiếp và gửi cho khách hàng một đường link giả mạo. Sau khi click vào đường link giả mạo đó, khách hàng sẽ được yêu cầu nhập thông tin số thẻ; mã CVV; ngày hết hạn của thẻ, mã OTP…
Ngay sau khi nhập mã OTP, khách hàng sẽ bị trừ tiền trên thẻ tín dụng do kẻ gian đã lấy cắp được thông tin thẻ và thực hiện giao dịch.
Theo thông tin trên, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo để nâng hạn mức thẻ ngân hàng chỉ có 2 cách: Liên hệ trực tiếp chi nhánh; khách hàng “Đồng ý” khi nhận được tin nhắn brandname thông báo từ ngân hàng gửi riêng đến những khách hàng đủ điều kiện nâng hạn mức.
3. Giả danh nhân viên giao hàng gọi điện thông báo có đơn hàng online để chiếm đoạt
Các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.
Thủ đoạn của đối tượng là tham gia các buổi livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok…) để xác định những khách hàng có đặt mua sản phẩm. Các đối tượng lấy thông tin liên hệ và mặt hàng đặt mua của khách hàng từ các bình luận hoặc tin nhắn công khai trên livestream. Sau khi thu thập được thông tin cá nhân và đơn hàng từ các buổi livestream, đối tượng sẽ gọi điện thoại cho khách hàng, xưng là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) của đơn vị bán hàng mà khách đã mua sản phẩm. Các đối tượng thường chọn thời điểm khách hàng không có mặt tại nhà (giờ hành chính) để gọi điện. Nếu khách hàng cho biết không có mặt tại nhà, đối tượng sẽ dẫn dắt “con mồi” đưa địa chỉ (người quen, hàng xóm, bạn bè…) để gửi hàng; sau đó yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán đơn hàng. Nhận được tiền, đối tượng sẽ chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với khách hàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo trước khi chuyển khoản thanh toán đơn hàng, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin của người gọi điện và xác nhận lại với đơn vị bán hàng hoặc dịch vụ giao hàng chính thức; hạn chế việc chia sẻ thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại công khai trên mạng xã hội.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 26
Trong tuần 26 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 26:
1.Giả mạo nhân viên rạp chiếu phim gọi điện tuyển cộng tác viên online
Đối tượng gọi điện tự xưng là nhân viên rạp chiếu phim, tạo các trang mạng xã hội giả mạo chạy quảng cáo để mời chào cộng tác viên online, đánh giá video, phim để nhận tiền thưởng hấp dẫn. Khi nạn nhân đồng ý tham gia, đối tượng dụ dỗ nạn nhân tham gia vào nhóm Telegram để gặp nhân viên chăm sóc khách hàng; hướng dẫn truy cập website có giao diện, hình ảnh giả mạo rạp chiếu phim để thực hiện nhiệm vụ kiếm tiền trực tuyến.
Ban đầu khi xem và đánh giá phim, nạn nhân sẽ được trả một khoản tiền nhỏ để tạo niềm tin. Đến các nhiệm vụ tiếp theo, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền để nhận lại số tiền hoa hồng lớn so với tiền nạp để thực hiện nhiệm vụ. Lúc này, các đối tượng sẽ báo lỗi, tiền bị treo để yêu cầu nạn nhân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới và được hoàn trả lại số tiền cũ. Do tâm lý ham lợi, nạn nhân đã bị đối tượng lừa đảo, dụ dỗ nạp số tiền lớn. Đến khi nạn nhân hết khả năng nạp tiền thì mới biết mình bị lừa đảo.
Theo thông tin trên, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia vào các nhóm tuyển cộng tác viên online khi chưa có thông tin xác thực, đặc biệt là thông tin chính thức từ các thương hiệu.
2.Giả danh các thương hiệu, doanh nghiệp hãng hàng không gọi điện mời chào các chương trình “khuyến mãi hè”
Lợi dụng thời điểm kỳ nghỉ hè 2024 gần tới các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhu cầu mua vé máy bay đi du lịch, về quê… của người dân nhằm chiếm đoạt tài sản.
Với thủ đoạn thao túng tâm lý, tự nhận là nhân viên của hãng nên có chiết khấu cao, giả mạo đại lý ủy quyền để đưa ra các mức giá hấp dẫn, đặt nhanh không “hết vé”, “vé giá cao hơn”, tiếp cận nạn nhân thông qua cuộc gọi, tin nhắn hoặc phát tán trên các nền tảng mạng xã hội để dẫn dụ người dân nhẹ dạ cả tin tham gia, mua hàng.
Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn liên lạc, xóa toàn bộ dấu vết các tài khoản đã sử dụng liên hệ.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, người dân cần tìm hiểu kỹ và xác nhận thông tin, khi có nhu cầu mua vé máy bay, người dân nên trực tiếp đặt vé qua website chính của hãng hàng không, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín.
3.Giả mạo cục CSGT nhắn tin thông báo phạt nguội
Tin nhắn với nội dung: Đây là Cục CSGT bạn có một biên lai cần nộp phạt. Đây là thông báo cuối, gọi 102xxx để nghe lại (Miễn phí). Chi tiết l/h 9090 (200đ/p).
Nhiều người dân khi được nghe thông báo này rất hoang mang, lo sợ nên dã sập bẫy, mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý “phạt nguội”. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt. Khi đã chuyển xong tiền, gọi lại số điện thoại kia thì đều không liên lạc được.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính (Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Thông tư 65 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông): Tất cả các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện, thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện, hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý (phạt nguội). Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an làm việc.
Trước thực trạng các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 25
Trong tuần 25 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 25:
1.Cẩn thận với những tin nhắn rác quảng cáo trang web cá độ bóng đá mùa Euro, Copa America
Trước thông tin giải vô địch bóng đá châu Âu – Euro 2024 và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ – Copa America 2024 đã bắt đầu, đây là khoảng thời gian phát sinh, gia tăng các hình thức đánh bạc, cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, xã hội.
Tình trạng tin nhắn, cuộc gọi từ các số điện thoại lạ mời chào tham gia cá độ trực tuyến ngày càng gia tăng với tần suất liên tục. Hầu hết các tin nhắn này đều có nội dung mang tính chất dụ dỗ thông qua các website, ứng dụng để quảng cáo, lôi kéo người chơi mở tài khoản tham gia cá độ bóng đá. Nhà cái đưa ra hàng loạt những khuyến mãi, người dùng nạp tiền để nhận thưởng 100% tiền mặt, 1-5 triệu đồng…
Với tình trạng trên, Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị người dân cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật. Người dân đam mê và yêu thích bóng đá nhưng cần kiên quyết tránh xa các hình thức cá độ bóng đá, phải ý thức được hành động tham gia cá độ bóng đá là hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả, tác hại của việc đánh bạc đến đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.
2.Tiếp tục ghi nhận các phản ánh những tin nhắn mời chào dịch vụ “nhạy cảm”
Trong thời gian gần đây, nhiều người dùng phản ánh rằng họ lại tiếp tục bị “tấn công” bởi hàng loạt tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm. Gửi kèm theo nội dung tin nhắn là các đường link (thường là link tham gia nhóm Telegram, Zalo hoặc các website có hình ảnh nhạy cảm). Các đối tượng này dụ dỗ con mồi vào các hội nhóm mạng xã hội như Zalo, Telegram… qua các đường dẫn.
Sau khi kết nối trò chuyện, lấy mục đích để dễ dàng kết nối bạn tình một cách thuận lợi, các đối tượng này sẽ hỏi thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ hiện tại. Bước tiếp theo, kẻ xấu cung cấp hàng loạt những hình ảnh các cô gái ăn mặc mát mẻ, cho nạn nhân thoải mái chọn lựa nhằm mục đích tạo lòng tin. Sau khi đã lấy được lòng tin, kẻ lừa đảo yêu cầu đóng phí tham gia nền tảng kết nối bạn tình để được ghép đôi. Nạn nhân sẽ bị chiếm đoạt tài sản nếu nhẹ dạ cả tin chuyển khoản vào tài khoản được đối tượng xấu cung cấp.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo khi người dân nhận được các tin nhắn nêu trên, yêu cầu tuyệt đối không được ấn vào đường link lạ đó.
Kẻ lừa đảo gọi điện, nhắn tin mời chào dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, dễ dàng đáo hạn hàng tháng hoặc chuyển trả góp với phí, lãi suất thấp. Sau khi khách hàng đồng ý, đối tượng yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin của thẻ tín dụng vật lý hoặc thông tin thẻ (bao gồm số thẻ và mã CVV, thậm chí kẻ gian còn tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách yêu cầu che đi mã CVV trước khi cung cấp thông tin), hình ảnh CMND/CCCD, mã hợp đồng gửi đến số điện thoại nếu cần (thực chất là mã OTP của giao dịch trừ tiền từ thẻ tín dụng) và số tiền cần rút.
Hiện nay hầu hết các website thương mại điện tử đều chấp nhận cho khách hàng sử dụng mã CVV/CVC khi thanh toán online thay cho mã pin. Chỉ cần nhập 4 thông tin là số thẻ tín dụng, thời hạn hết hiệu lực của thẻ, họ tên chủ thẻ và mã CVV/CVC là có thể thực hiện giao dịch.
Do đó, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng không nên để lộ dãy số thẻ tín dụng và mã CVV/CVC cho người khác biết, tạo nguy cơ bị mất tiền rất cao do họ có thể lợi dụng những thông tin này để thực hiện các giao dịch bất chính thông qua thanh toán, mua hàng online. Không những thế việc để lộ số CVV/CVC còn là “cơ hội vàng” để các tin tặc tiếp cận và thực hiện chiếm đoạt toàn bộ hạn mức thẻ qua các giao dịch thanh toán trực tuyến hoặc lợi dụng thông tin thẻ vào mục đích bất hợp pháp mà khách hàng không hề hay biết.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 24
Trong tuần 24 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin tiếp tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được tin nhắn từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những nội dung phản ánh nổi bật trong tuần 24.
1.Các tin nhắn mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến
Các tin nhắn rác được gửi từ các số điện thoại rác với nội dung xoay quanh việc quảng cáo đánh bạc, chơi bài trực tuyến, rút tiền tỷ… khiến nhiều người cảm thấy phiền phức và khó chịu. Không chỉ bị spam, làm phiền, việc kêu gọi tham gia các hình thức cá độ, cờ bạc online trái phép này là hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Một số trang cờ bạc trực tuyến như https://789club.city/, https://666jili.cc, https://hb88s.com/… đều tự giới thiệu mình là “nhà cái tốt nhất, uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam” với việc liên tục đưa ra các khuyến mãi khi đăng ký thành viên mới, có lúc lên đến vài chục triệu đồng, các trang cờ bạc online như thế đang ngày đêm lôi kéo những người có máu “đỏ đen”. Nhiều người cứ tưởng sẽ được tặng tiền thật nên bị lừa gạt, nạp tiền vào rồi bắt đầu đánh bạc.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Người dân nên cẩn thận trọng khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi mời chào tham trò chơi cờ bạc trực tuyến; không nên truy cập, hoặc tham gia theo hướn dẫn để truy cập tới các đường link liên kết dụ dỗ vào các trang cờ bạc trực tuyến…
Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi này người dân lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh lên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 156, 5656 hoặc các Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý./.
2.Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo
Thủ đoạn được các đối tượng dùng là tổ chức sự kiện
như: hội nghị, hội thảo… lồng ghép giới thiệu quảng cáo về chứng khoán quốc tế, tiền ảo, tiền kỹ thuật số. Nhóm đối tượng này đưa ra mức lợi nhuận vượt trội so với thị trường và dễ dàng rút vốn, lãi để lôi kéo người dân, nhà đầu tư. Đồng thời, các đối tượng không cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, giấy phép hoạt động, mã số thuế, lịch sử giao dịch, nhân sự quản lý, không được kiểm soát từ cơ quan Nhà nước. Các đối tượng này yêu cầu người dân, nhà đầu tư chuyển khoản tiền trước khi bắt đầu giao dịch; thường là dưới hình thức phí đăng ký, phí tham gia hoặc tiền ký quỹ.
Khi thấy người dân, nhà đầu tư không còn khả năng chuyển tiền, các đối tượng vô hiệu hóa tài khoản, chặn liên lạc nhằm chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân đã chuyển khoản…
Trước tình trạng này, Trung tâm VNCERT/CC cảnh báo người dân cần hết sức cảnh giác trước những cái bẫy “làm giàu” này của các đối tượng.
3.Cuộc gọi lừa đảo giả mạo sàn thương mại điện tử tuyển cộng tác viên
Các đối tượng đăng bài tuyển cộng tác viên làm việc online trên các sàn thương mại điện tử giả mạo Shopee, Lazada, Tiki… Theo quảng cáo, người tham gia được hưởng hoa hồng 12 – 15% giá trị mỗi đơn hàng.
Sau khi người bị hại liên hệ lại, nhóm này sẽ gửi link web giả mạo để lập tài khoản, chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để mua đơn hàng có sẵn. Sau khi bị hại chuyển tiền bằng cách mời gọi như trên đến tài khoản ngân hàng cung cấp sẵn, nhóm lừa đảo sẽ gửi qua Telegram một hợp đồng bảo hiểm cam kết bảo đảm an toàn 100% vốn cho khách hàng.
Thời gian đầu, khi số tiền ít, các đối tượng sẽ cho bị hại rút tiền về tài khoản ngân hàng để dụ dỗ. Khi số tiền lớn hơn, nhóm này lấy nhiều lý do như sai số tài khoản ngân hàng, đặt cược sai lệnh… để không cho rút tiền. Nhóm lừa đảo còn mời gọi khách hàng chuyển thêm tiền để được rút hết số tiền đã nộp vào. Khi thấy bị hại không còn khả năng chuyển tiền, chúng liền chặn liên lạc, xóa tài khoản để chiếm đoạt tiền.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia vào các nhóm tuyển cộng tác viên online khi chưa có thông tin xác thực, đặc biệt là thông tin chính thức từ các thương hiệu.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo các hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần 23
Trong tuần 23 (năm 2024), qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ. Hãy cùng điểm lại những phản ánh nổi bật trong tuần 23:
1. Mạo danh nhà mạng dọa “khóa thuê bao”
Người dùng nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao. Sau đó đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên của các nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp họ tên, số căn cước công dân… để cập nhật thông tin thuê bao. Trong trường hợp không thực hiện ngay, SIM sẽ bị khóa sau vài tiếng nữa.
Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa về việc thuê bao sẽ bị khóa và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Lúc này, nếu người dùng thực hiện theo các hướng dẫn sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ chiếm đoạt các tài khoản như mã OTP ngân hàng, lấy thông tin cá nhân của người dùng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo: quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao không có nội dung nào cần thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng. Do vậy, người dân tuyệt đối không thực hiện thao tác liên quan đến chuyển tiền, đăng nhập tài khoản ngân hàng. Quá trình chuẩn hóa thông tin hoàn toàn miễn phí, người dân chỉ tiếp nhận thông tin và làm theo hướng dẫn khi nhận được tin nhắn chính thức từ brand name của nhà mạng.
2. Mạo danh công an yêu cầu đăng ký, cập nhật định danh điện tử
Các đối tượng gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân chụp ảnh, cung cấp thông tin cá nhân như căn cước cá nhân,… hoặc các giấy tờ khác… Lấy lí do để kích hoạt giúp tài khoản định danh điện tử, không cần đến cơ quan công an, các đối tượng xấu yêu cầu người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VneID (thực tế là ứng dụng độc hại do kẻ xấu tạo ra).
Do không nắm được thông tin, một số người đã cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng liên quan đến số điện thoại, số tài khoản và bị các đối tượng lợi dụng, chiếm quyền sử dụng điện thoại, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trước những thông tin trên, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo cơ quan công an chỉ vận động công dân đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2; chỉ có 1 ứng dụng duy nhất là ứng dụng VneID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đi làm do phải chụp ảnh, quét vân tay nên không thể làm thay. Vì vậy khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác,… để kích hoạt đó là các đối tượng giả danh Công an để nhằm mục đích thu thập thông tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
3. Giả danh cán bộ thuế yêu cầu tải Ứng dụng lạ.
Người dùng bị đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ ngành thuế, yêu cầu người nộp thuế cài đặt các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại, thiết bị thông minh, giả mạo cơ quan thuế nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị, lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn của các đối tượng này là yêu cầu người dùng cài đặt các phần mềm ứng dụng quản lý thuế của Tổng cục để theo dõi tình hình Thuế, tờ khai thuế, tiền độ đóng thuế…
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo các ứng dụng ngành thuế mà Cục Thuế đang triển khai trên thiết bị thông minh chỉ thông qua Google Play (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) và Apple Store (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS). Người dân không tải hoặc cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị thông minh qua các đường dẫn (url) hoặc các đường dẫn khác không chính thống.
Trước thực trạng các tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo diễn ra, người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo: Chiêu trò giả danh nhân viên cơ quan bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ: giả danh nhân viên cơ quan bảo hiểm xã hội lừa đảo thông qua những dịch vụ VssID: cung cấp lại mật khẩu, yêu cầu đồng bộ dữ liệu cccd, cập nhật lại dữ liệu thông tin.
Các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau gọi cho người dân, người lao động và tự giới thiệu là cán bộ đang công tác tại cơ quan bảo hiểm xã hội; yêu cầu người dân mang Căn cước công dân, mã xác nhận đến cơ quan bảo hiểm xã hội để cập nhật cho đồng bộ với ứng dụng VssID – bảo hiểm xã hội số, sau đó đối tượng giới thiệu một người khác để hướng dẫn việc lấy mã xác nhận (thực chất là yêu cầu kết bạn Zalo, để gửi đường link lạ có đuôi “.govvvn.com” yêu cầu người tham gia cung cấp các thông tin, mã OTP cho đối tượng).
Ảnh minh họa
Sau khi nạn nhân bấm vào đường link lạ và cung cấp các thông tin, mã OTP cho đối tượng, điện thoại của người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển, nếu trên điện thoại có cài các ứng dụng ngân hàng (internet banking) thì sẽ có nguy cơ bị mất hết tiền trong tài khoản hoặc bị đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng lưu trữ trong điện thoại. Và rất có thể tội phạm sẽ sử dụng các thông tin này để mạo danh, tống tiền, lừa đảo.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
*) Để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng không cung cấp bất kỳ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản cá nhân trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu tham gia các chương trình/ hội nhóm từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng;
*) Đề phòng trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công nghệ cao, không chuyển tiền hoặc truy cập vào đường link lạ của người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, người dùng cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý;
*) Nếu có hiện tượng nêu trên đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Cảnh báo: Chiêu trò giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các sàn thương mại điện tử để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656/156, thời gian qua, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố, hoặc thông báo tri ân khách hàng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dùng.
Mặc dù chiêu trò của các đối tượng không mới nhưng rất tinh vi, vì thế vẫn có nhiều người dùng bị lừa. Các đối tượng mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các sàn thương mại điện tử nổi tiếng, gửi tin nhắn hoặc gọi điện tri ân khách hàng nhân dịp có các sự kiện như ngày thành lập doanh nghiệp, các ngày lễ hoặc tri ân khách hàng… Sau khi thiết lập liên lạc, các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu khách hàng tham gia vào các nhóm trên Zalo hoặc Telegram, trong đó có Admin tự xưng là giám đốc công ty hoặc cán bộ chăm sóc khách hàng.
(Ảnh minh họa)
Từ đây, đối tượng lừa đảo sẽ gửi một khoản tiền nhỏ cho khách hàng gọi là tiền trúng thưởng hoặc khuyến mãi, sau đó yêu cầu họ chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định để nhận các ưu đãi VIP hoặc đặt cọc. Điều đặc biệt là các tài khoản này thường giả mạo tên và logo của các công ty lớn để tạo sự tin tưởng.
Sau khi giao dịch thành công, tội phạm sẽ thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết của tài khoản đã sử dụng liên lạc. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên điện thoại trong thời gian gần đây.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
*) Để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu tham gia các chương trình/ hội nhóm từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng;
*) Đề phòng trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công nghệ cao, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, người dùng cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý;
*) Nếu có hiện tượng nêu trên đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Brandname – Công cụ hiệu quả trong cuộc chiến chống tin nhắn rác và cuộc gọi rác
Ngày 14/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP nhằm mục đích chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải đăng ký brandname để sử dụng trong chiến dịch quảng cáo thay vì sử dụng số điện thoại thông thường như trước đây. Vậy brandname là gì và hình thức này mang lợi ích như thế nào?
Brandname là gì?
Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP được chính phủ ban hành quy định:
Brandname (tên định danh) người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại (sau đây gọi tắt là tên định danh) bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
Nếu công ty, doanh nghiệp nào không đăng ký tên định danh khi thực hiện gửi tin nhắn hay gọi điện quảng cáo thì cuộc gọi và tin nhắn đó sẽ bị xem là tin rác và không mang lại giá trị cho người nhận. Đồng thời, nếu vô tình gửi tin nhắn đến danh sách người không đăng ký nhận quảng cáo, các công ty, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.
Tại sao tổ chức, doanh nghiệp nên sử dụng Brandname?
Trong cuộc sống hiện đại số ngày nay, cuộc chiến chống lại các tin nhắn và cuộc gọi rác trở nên ngày càng gay gắt. Đối diện với sự quấy rối này, việc thúc đẩy sử dụng tên định danh đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng.
Đầu tiên, tên định danh có thể giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp “bắn mũi tên trí nhớ” vào tâm trí khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Bằng cách sử dụng tên định danh để gắn nhãn những cuộc gọi và tin nhắn, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro cho khách. Thay vì xuất hiện dưới dạng số không nhận dạng, các cuộc gọi và tin nhắn được hiển thị với tên định danh sẽ dễ dàng hơn để nhận diện và tin tưởng. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn các cuộc gọi và tin nhắn không mong muốn mà còn tạo ra một cơ hội để tăng cường hợp tác tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ngoài ra, tên định danh thực hiện chức năng như một công cụ pháp luật bảo vệ người sở hữu nó trước những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ khác, như bắt chước thương hiệu hay tấn công thương hiệu.
Qua công tác giám sát, thống kê Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin khuyến nghị các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tên định danh để thực hiện cuộc gọi hay gửi tin nhắn tương tác với khách hàng. Việc các tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ quy định nhằm xây dựng lên một môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh và đáng tin cậy.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo gọi điện mời tham gia hội nhóm telegram, zalo đầu tư tài chính
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ mời tham gia hội nhóm telegram, zalo để đầu tư tài chính với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dùng.
(Hình minh họa)
Dù chiêu trò của các đối tượng không mới nhưng rất tinh vi, vì thế vẫn có nhiều người dùng mạng xã hội bị lừa. Đối tượng lập các sàn giao dịch, trang web giả mạo sàn giao dịch quốc tế, sau đó giao cho đội ngũ nhân viên telesale gọi điện mời chào nhà đầu tư tham gia các nhóm tư vấn, trao đổi qua Zalo và Telegram. Sau khi nhà đầu tư tham gia nhóm, đối tượng và thành viên của nhóm liên tục nhắn tin, gọi điện thuyết phục nhà đầu tư thực hiện các nhiệm vụ điểm danh nhận tiền, giao dịch đầu tư tài chính, mua bán tiền ảo, tiền mã hóa nhằm chiếm đoạt tài sản.
Sau khi giao dịch thành công, tội phạm sẽ thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết của tài khoản đã sử dụng liên lạc. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên điện thoại trong thời gian gần đây.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
– Người dân cần cảnh giác, cẩn trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu hoạt động đầu tư qua bất cứ hình thức nào, nhất là trên mạng; tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư.
– Luôn luôn đề phòng trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công nghệ cao, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.
Tái diễn thủ đoạn mạo danh công an thực hiện cuộc gọi rác yêu cầu đăng ký, cập nhật định danh điện tử
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ: mạo danh cơ quan công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác… để yêu cầu đăng ký, cập nhật định danh điện tử với mục đích lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Các đối tượng gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân chụp ảnh, cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, giấy tờ khác,… Lấy lí do để kích hoạt giúp tài khoản định danh điện tử, không cần đến công an, các đối tượng xấu yêu cầu người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VneID (thực tế là ứng dụng độc hại do kẻ xấu tạo ra). Do không nắm được thông tin nên một một số người đã cung cấp các thông tin cá nhân liên quan đến số điện thoại, tài khoản và bị các đối tượng lợi dụng chiếm quyền sử dụng điện thoại, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Cơ quan công an chỉ vận động công dân đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2; chỉ có 1 ứng dụng duy nhất là ứng dụng VneID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đi làm do phải chụp ảnh, quét vân tay nên không thể làm thay. Vì vậy nếu có người gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác,… để kích hoạt hộ, không cần đến công an, đó là đối tượng có ý đồ xấu.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Để chủ động phòng ngừa và tránh bị mắc bẫy lừa đảo, người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống, tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài, các đường link lạ; không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại cho người khác.
Khi gặp các tình huống có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho lực lượng Công an để kịp thời điều tra làm rõ. Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị chiếm quyền điều khiển từ xa, người dân phải lập tức xóa các ứng dụng lạ đã cài đặt, khóa tạm thời các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tháo sim điện thoại khỏi máy và khôi phục lại cài đặt gốc của thiết bị hoặc báo ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời./.
Hướng dẫn Người quảng cáo kết nối Danh sách không quảng cáo (DoNotCall – DNC)
Hướng dẫn Người quảng cáo kết nối Danh sách không quảng cáo (DoNotCall – DNC)
1. Danh sách không quảng cáo là gì?
Theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện rác, cuộc gọi rác quy định:
Danh sách không quảng cáo (DoNotCall – DNC) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
Bất kỳ người dùng nào cũng có thể vào Danh sách không quảng cáo này (thông qua việc đăng ký) và ra khỏi danh sách này (thông qua việc Hủy đăng ký). Các tin nhắn đăng ký/hủy đăng ký danh sách DNC này là miễn phí.
Theo điều 32 của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
2. Cách thức Đăng ký hoặc Hủy đăng ký vào Danh sách không quảng cáo
*) Qua SMS
– Để đăng ký, soạn tin nhắn theo cú pháp: DNC gửi 5656
– Để hủy đăng ký soạn tin nhắn theo cú pháp: HUY DNC gửi 5656
(Tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 là miễn phí)
Bước 1: Nhập số thuê bao muốn đăng ký không nhận tin nhắn, cuộc gọi rác
– Chọn ĐĂNG KÝ để thực hiện đăng ký vào danh sách không quảng cáo
– Chọn HỦY ĐĂNG KÝ để thực hiện rút khỏi danh sách không quảng cáo
Bước 2: Nhập mã OTP mà hệ thống gửi tin nhắn về cho thuê bao
Bước 3: Hệ thống thông báo kết quả xử lý
Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ người dùng không nhận những cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo.
3. Quy trình kết nối, cập nhật số điện thoại trong danh sách không quảng cáo (DNC)
Bước 1: Thiết lập hệ thống để nhận DNC
Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quảng cáo (gọi là Nhà QC) tải Tài liệu hướng dẫn kết nối kỹ thuật vào danh sách DNC (Tại đây: https://drive.google.com/file/d/1hPtiWM7L727NEh19vYe8IUBcuQBb_Mnd/view?usp=sharing )
Nhà QC thiết lập máy chủ theo hướng dẫn và mở API để nhận sẵn sàng nhận danh sách DNC.
Bước 2: Đăng ký nhận DNC
– Nhà Quảng Cáo (QC) gửi email yêu cầu đăng ký tiếp nhận danh sách DNC về địa chỉ [email protected] Tiêu đề email đặt là “Đăng ký vào danh sách DNC”.
Thông tin Máy chủ/API để bổ sung Nhà QC vào danh sách nhận DNC. Thông tin Máy chủ/API bao gồm: Địa chỉ IP (public) của máy chủ tiếp nhận DNC và Cơ chế xác thực bảo mật (khuyến nghị dùng JWT).
Bước 3: Cục ATTT sẽ gửi các thông tin phản hòi kết quả kết nối cho Nhà Quảng cáo từ địa chỉ [email protected]
Hình thức lừa đảo kiếm tiền online, tặng quà tri ân khách hàng vốn chẳng phải là mới bởi nó đã từng xuất hiện trên mạng xã hội cách đây vài năm, tuy nhiên chiêu trò của kẻ gian ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn, lợi dụng sự nhẹ da, cả tin, mất cảnh giác của người dân thực hiện hành vi lừa đảo này.
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với nội dung thủ đoạn “kiếm tiền online”, “tri ân khách hàng”.
Khi người dùng bấm vào các liên kết (link) có trong tin nhắn, các đối tượng lừa đảo sẽ điều hướng người dùng truy cập vào các website cờ bạc… đăng ký thành viên, tải ứng dụng về để đăng ký tham gia chương trình nhận thưởng.
Người dùng tải ứng dụng độc hại thành công, điện thoại của họ sẽ bị chiếm quyền điều khiển, nếu trên điện thoại có cài các ứng dụng ngân hàng (internet banking) thì sẽ có nguy cơ bị mất hết tiền trong tài khoản hoặc bị đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng lưu trữ trong điện thoại của mình. Và rất có thể tội phạm sẽ sử dụng các thông tin này để mạo danh, tống tiền, lừa đảo.
Sau đó, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết của tài khoản đã sử dụng liên lạc. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh khá phổ biến trong thời gian qua.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
– Người dân cần cẩn trọng không truy cập, đăng nhập, tải các website, đường dẫn được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc.
– Người dân cần đề cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công nghệ cao, đồng thời tích cực tố giác tội phạm tới cơ quan chức năng khi phát hiện các đối tượng có hành vi phạm tội để kịp thời ngăn chặn, không để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Cảnh báo: Lộ diện hình thức lừa đảo thông báo dịch vụ chữ ký số hết hạn
Thời điểm đầu năm 2024, lợi dụng mùa quyết toán thuế của các cá nhân, doanh nghiệp gần đây, những kẻ giả danh đã giả mạo đơn vị cung cấp chữ ký số. Bằng việc gửi mail trực tiếp thông báo chữ ký số đã hết hạn, kẻ mạo danh yêu cầu khách hàng gia hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong khi gói dịch vụ đang còn thời hạn sử dụng.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với nội dung mail thông báo về việc chữ ký số của công ty đã hết hạn và cần gia hạn ngay như: “Dấu điện tử của công ty đang thuộc diện token: bản cũ – hết hạn. Ngừng ký gửi thầu, hóa đơn, kê khai thuế sau ngày… Công ty cần liên hệ ngay để gia hạn dịch vụ, tránh bị khóa tài khoản…” hoặc “Token bị khóa và tạm ngừng ký gửi thuế cần liên hệ với hệ thống hoặc giao dịch viên để gia hạn dịch vụ . Ngừng ký gửi thầu, hóa đơn, kê khai tại ngày…”
Qua đánh giá, Trung tâm VNCERT/CC nhận thấy các email giả mạo này thường có đuôi “.gmail” hoặc tên miền từ nước ngoài. Nội dung email chỉ nêu chung chung không thể hiện được đơn vị cung cấp hoặc đại lý được ủy quyền. Số điện thoại liên hệ trong mail chỉ để số điện thoại của giao dịch viên và được thay đổi liên tục.
Cách thức lừa đảo cũng rất bài bản, ban đầu những kẻ lừa đảo sẽ gửi mail thông báo chữ ký số của cá nhân, doanh nghiệp sắp hết hạn. Sau đó vài ngày, kẻ lừa đảo tiếp tục gửi thông báo trong ngày hôm đấy chữ ký số sẽ hết hạn và cần gia hạn ngay. Khi cá nhân, doanh nghiệp chưa kịp phản hồi, kẻ mạo danh sẽ tiếp tục gửi mail token bị khóa và tạm ngưng tài khoản. Bằng hình thức trên, do chủ quan khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin sẽ dễ bị lừa và mất tiền oan.
Chuyển đổi số đã và đang là xu hướng thay đổi của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong những năm qua, chữ ký số được đánh giá là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đối số, tận dụng nền tảng công nghệ hiện nay. Theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 10/2023, tổng số chứng thư số công cộng đã cấp đạt 6,530,932 chứng thư số, tăng 18,32% so với cùng kỳ năm 2022 (là 5.519.548 chứng thư số).
Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp coi chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet, nó giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo, khi nghi ngờ email giả mạo yêu cầu gia hạn, các cá nhân, doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà cung cấp để được hướng dẫn kiểm tra thời hạn chữ ký số, cũng như hợp đồng đăng ký dịch vụ.
Cảnh báo: Chiêu trò giả mạo các thương hiệu, doanh nghiệp gọi điện mời chào các chương trình “khuyến mãi Tết”, “vé xe, vé máy bay Tết giá rẻ”
Dịp Tết Nguyên đán 2024 cận kề, qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với nội dung giả mạo các thương hiệu, doanh nghiệp gọi điện mời chào các chương trình “khuyến mãi Tết”, “vé xe, vé máy bay Tết giá rẻ”.
(ảnh minh họa)
Mặc dù liên tục được cảnh báo nhiều lần nhưng các thủ đoạn lừa đảo tinh vi vẫn xuất hiện ngày càng nhiều với các phương thức mới. Lợi dụng thời điểm kỳ nghỉ Tết Nguyễn đán 2024 gần tới các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhu cầu mua vé máy bay về quê, đi du lịch… của người dân nhằm chiếm đoạt tài sản.
Với thủ đoạn thao túng tâm lý, tự nhận là nhân viên của hãng nên có chiết khấu cao, giả mạo đại lý ủy quyền để đưa ra các mức giá hấp dẫn, đặt nhanh không “hết vé”, tiếp cận nạn nhân thông qua cuộc gọi, tin nhắn hoặc phát tán trên các nền tảng mạng xã hội để dẫn dụ người dân nhẹ dạ cả tin tham gia, mua hàng.
Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn liên lạc, xóa toàn bộ dấu vết các tài khoản đã sử dụng liên hệ.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng:
Những kẻ lừa đảo liên tục sử dụng những hình thức, công nghệ mới để dẫn dụ nạn nhân. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước những thông tin từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.
Trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, người dân cần tìm hiểu kỹ và xác nhận thông tin, khi có nhu cầu mua vé máy bay, người dân nên trực tiếp đặt vé qua website chính của hãng hàng không, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cảnh giác các hình thức lừa đảo liên quan tới thẻ tín dụng
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với nội dung “mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo các nội dung liên quan đến thẻ tín dụng với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng”
Hình thức lừa đảo:
Giả mạo là nhân viên ngân hàng gọi điện/nhắn tin mời chào mở thẻ tín dụng, thẻ phi vật lý online và hướng dẫn khách hàng nộp tiền vào tài khoản, sử dụng các dịch vụ thẻ
Gọi điện dụ dỗ người dùng kết bạn/tham gia hội nhóm qua mạng xã hội (Zalo, telegram…) để trao đổi trực tiếp, hối thúc khách hàng click vào đường link giả mạo dẫn tới website giả mạo.
Sau khi click vào link giả mạo sẽ được tiếp tục yêu cầu nhập thông tin cá nhân như: Họ và tên, CMT/CCCD, chụp ảnh CMT/CCCD 2 mặt, số thẻ, mã bí mật CVV, ngày hết hạn thẻ và OTP gửi về số điện thoại, thông tin đăng nhập user và password tài khoản ngân hàng….
Ngay sau khi nhập/cung cấp mã OTP, kẻ gian sẽ chiếm được quyền sử dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Tuyệt đối cẩn thận khi nhận được các cuộc gọi điện nội dung mời chào mở thẻ tín dụng, thẻ phi vật lý online, những tin nhắn có đường dẫn yêu cầu cung cấp thông tin số thẻ, mã xác thực OTP, số CVV2/CVC2 (ba số bảo mật ở mặt sau của thẻ tín dụng) hoặc bất kỳ thông tin cá nhân qua mạng xã hội (Zalo, Telegram,…).
Tuyệt đối không cung cấp mã xác thực OTP/Smart OTP cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng; CẢNH GIÁC với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu quét mã QR hoặc truy cập đường link lạ.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo “Tham gia hội nhóm, làm nhiệm vụ online, nhanh chóng nhận tiền thật”
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với nội dung mời chào tham gia hội nhóm telegram… làm nhiệm vụ online, nhanh chóng nhận tiền thật
Mặc dù liên tục cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều với các phương thức, thủ đoạn tinh vi. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và tâm lý hám lợi, các đối tượng tung ra chiêu trò kích thích người tham gia với số tiền lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra. Khi nạp tiền 1 đến 2 lần thấy lợi nhuận chuyển vào tài khoản nhiều, người chơi tiếp tục nạp vào số tiền lớn để hưởng lợi nhuận cao hơn.
Sau khi tương tác với đối tượng lừa đảo, người dùng sẽ được thêm vào một nhóm chat gồm nhiều “thành viên” để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhóm chat này các con mồi giả dạng người tham gia đã nhận được nhiều tiền khi hoàn thành các nhiệm vụ trước đó để dụ dỗ nạn nhân tin tưởng – nạp tiền làm nhiệm vụ.
(Hình minh họa)
Sau 1 tới 2 lần đầu tham gia với số tiền nạp vào ít, người dùng nhận được tiền lời và bắt đầu tin tưởng thực hiện những nhiệm vụ ở cấp cao hơn với số tiền nạp lớn để nhận lời nhiều hơn. Tuy nhiên, khi số tiền nạp ngày càng nhiều, người tham gia sẽ không rút được tiền về tài khoản. Lúc này, các đối tượng yêu cầu người tham gia nộp thêm tiền vào thì mới rút được tiền về tài khoản, nhưng càng nộp tiền thì nạn nhân càng bị mất thêm tiền.
(Hình minh họa)
Đây chính là cái bẫy nhằm mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân một cách dễ dàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng:
Những kẻ lừa đảo liên tục sử dụng những hình thức, công nghệ mới để dẫn dụ nạn nhân. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước những thông tin từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Từ 27/10 các cuộc gọi của Bộ TT&TT và nhà mạng sẽ được định danh
Kể từ ngày 27/10, tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT gọi đến người dân sẽ đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tương tự, cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng.
Trong thời gian gần đây, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ TT&TT, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, Nhà mạng viễn thông … gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân. Mục đích của các đối tượng là để thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, Bộ TT&TT đã chỉ đạo triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT… Giải pháp này cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo.
Bộ TT&TT báo tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được biết, kể từ ngày 27/10/2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT là Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ có hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Việc này đã được các đơn vị thuộc Bộ TT&TT hoàn thành từ ngày 20/10.
Cũng từ ngày 27/10/2023, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng đều hiển thị tên định danh. Chẳng hạn như VNPT, VinaPhone (nhà mạng Vinaphone), VIETTELCSKH (nhà mạng Viettel); FPT SHOP (nhà mạng FPT), LOCAL (nhà mạng ASIM)…
Các số điện thoại gọi đến người dân mà xưng danh là đơn vị thuộc Bộ TT&TT gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin, Cục Tần số Vô tuyến điện; xưng danh là doanh nghiệp viễn thông (Vinaphone, Viettel, FPT..), nhưng không hiển thị tên định danh kèm theo đều là các số điện thoại giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo.
Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ TT&TT là 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý./.
Cảnh báo thủ đoạn gọi điện tự xưng là cơ quan chức năng yêu cầu cài đặt ứng dụng lạ
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ: mạo danh cơ quan chức năng, yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác… để kích hoạt giùm với mục đích lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hiện nay trong quá trình hoàn thiện định danh điện tử mức 2 trên phạm vi toàn quốc, nắm bắt thông tin này, một số đối tượng xấu có ý đồ bất chính đã tự xưng là công an mời người dân làm định danh. Tuy nhiên, các đối tượng hướng dẫn người dân cài đặt các “app lạ” trên điện thoại có thể gây ảnh hưởng đến thông tin bảo mật của công dân.
Cơ quan công an chỉ vận động công dân đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2; chỉ có 1 app duy nhất là ứng dụng VneID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đi làm do phải chụp ảnh, quét vân tay nên không thể làm thay. Vì vậy nếu có người gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VneID, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác,… để kích hoạt giùm, không cần đến công an, đó là đối tượng có ý đồ xấu. Người dân cần cảnh giác không cung cấp thông tin cho các đối tượng này.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Những kẻ lừa đảo liên tục sử dụng những hình thức, công nghệ mới để dẫn dụ nạn nhân. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước những thông tin từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.
Khi nhận được các cuộc gọi từ số lạ, không hiển thị số điện thoại… yêu cầu cá nhân không cung cấp thông tin cá nhân của mình; tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng lạ hoặc thực hiện các yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản khác để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được các cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại để lấy cắp thông tin cá nhân người dùng. Để ngăn ngừa các mối đe dọa này, Trung tâm VNCERT/CC đã thống kê các dấu hiệu cần chú ý để người dân có thể phòng tránh lừa đảo qua điện thoại.
1. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân sau đó chuyển khoản
Đây là dấu hiệu lừa đảo đang phổ biến nhất hiện nay: kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân như: đầy đủ họ tên quê quán, số điện thoại, số CMND – căn cước công dân, số thẻ tín dụng, mật khẩu hay thông tin tài khoản ngân hàng. Một ví dụ cụ thể như sau:
“Xin chào, tôi là đại diện của ngân hàng xxx. Tài khoản của bạn sắp bị khóa và phong tỏa tiền mặt; chúng tôi cần thông tin tài khoản của bạn để xác, minh và giải quyết vấn đề này. Bạn vui lòng cung cấp cho tôi số tài khoản và mật khẩu của bạn?”
Dễ dàng nhận thấy, kẻ lừa đảo sẽ khởi đầu bằng cách giả mạo một “vấn đề” sau đó yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển khoản tiền để “giải quyết vấn đề”. Nếu bạn cung cấp thông tin của mình, kẻ lừa đảo có thể truy cập vào tài khoản và lấy cắp tiền của bạn. Vì vậy, nên cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ những cuộc điện thoại không rõ người gọi.
2. Những cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng
Biến tướng thành nhiều hình thức tinh vi và nguy hiểm, các đối tượng xấu giả danh cơ quan công an, tòa án, bệnh viện hoặc các tổ chức có uy tín để lừa dối, đe dọa và gây áp lực tâm lý cho người dân.
Nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo kiểu này thường là những người cao tuổi, ít giao tiếp xã hội, không có thông tin mới. Mặc dù đã có nhiều cơ quan chức năng và báo chí cảnh báo về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên vẫn có nhiều người vô tình bị mắc bẫy. Một số hành vi lừa đảo thông qua cuộc gọi giả danh cơ quan nhà nước như giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên bệnh viện… yêu cầu cung cấp thông tin để xử lý vụ án; chuyển tiền ngay để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập phục vụ điều tra…
Theo quy định của pháp luật, để làm việc với người dân, cơ quan chức năng sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng. Vì vậy, nếu nhận được cuộc gọi tự xưng là công an, nhân viên tòa án… người dân cần cảnh giác và bình tĩnh giải quyết.
3. Những cuộc gọi từ những số lạ, đầu số lạ
Để spam số lượng lớn, kẻ lừa đảo cũng thường sử dụng số điện thoại không đăng ký, đầu số lạ, những cuộc gọi hay tin nhắn đến từ nước ngoài sẽ xuất hiện ký hiệu cộng (+) hoặc 0 ở đầu số, và hai chữ số tiếp theo không phải là 84 – mã số quốc gia của Việt Nam để thực hiện cuộc gọi. Vậy nếu nhận được cuộc gọi từ số điện thoại không phải là một số điện thoại cố định hay di động thông thường hoặc không liên quan đến một tổ chức hay đơn vị nào đó, đó có thể là một dấu hiệu lừa đảo.
4. Những cuộc gọi kèm theo lời mời chào hấp dẫn, không thực tế
Không chỉ giả danh cơ quan chức năng, kẻ lừa đảo còn giả danh các công ty, doanh nghiệp hoặc ngành nghề khác nhau, như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí… rồi liên lạc với người dân thông qua điện thoại hoặc tin nhắn.
Những cuộc gọi này nội dung thường báo tin người dân đã trúng thưởng một phần quà hay chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về. Tuy nhiên, để nhận được phần thưởng, người dân bị yêu cầu mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền. Điều này đặc biệt rất nguy hiểm vì khi người dân điền thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, tài khoản ngân hàng sẽ bị chiếm đoạt, tài sản bị lấy cắp.
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân lưu ý một số nội dung sau:
Người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Người dân cần cẩn trọng khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi lạ; lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh lên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 156, 5656 và các Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý./.
Tiếp tục xuất hiện các tin nhắn mời chào tham trò chơi cờ bạc trực tuyến
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được tin nhắn từ các số điện thoại lạ mời chào tham trò chơi cờ bạc trực tuyến
Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng với tần suất liên tục. Hầu hết các tin nhắn này đều có nội dung mang tính chất lừa đảo ví dụ như “Tänq 9OK KHI DANG KY VA XAC MINH TAI KHOAN The Thäo THU0NG 2TR3, Slöt THUONG 23OK N4P TIEN LAN DAU Tänq NGAY 5OK DKY\W88\TAI: https://cutt.ly/iwdwznhL wzm“.
Nhiều ứng dụng, trang web trò chơi cờ bạc trực tuyến trá hình chơi game đổi thưởng tiền mặt vẫn đang ngày đêm gửi các tin nhắn “quấy rối” người dùng điện thoại thông minh. Một số trang cờ bạc trực tuyến như https://789club.city/, https://666jili.cc, https://hb88s.com/… đều tự giới thiệu mình là “nhà cái tốt nhất, uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam” với hàng loạt những khuyến mãi, dụ dỗ người dùng nạp tiền để nhận thưởng 100% tiền mặt, 1-10 triệu đồng…
Các trang đánh bạc trực tuyến đều có đầy đủ các thể loại cờ bạc như: cá độ đá banh, thể thao, tiến lên, poker, bầu cua, bắn cá, tài xỉu… Với việc liên tục đưa ra các khuyến mãi khi đăng ký thành viên mới, có lúc lên đến vài chục triệu đồng, các trang cờ bạc online như thế đang ngày đêm lôi kéo những người có máu “đỏ đen”. Nhiều người cứ tưởng sẽ được tặng tiền thật nên bị lừa gạt, nạp tiền vào rồi bắt đầu đánh bạc.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Tham gia đánh bạc trực tuyến là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người dân cần cẩn thận khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi mời chào tham trò chơi cờ bạc trực tuyến; lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh lên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 156, 5656 và các Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý./.
Tiếp tục ghi nhận các phản ánh những tin nhắn mời chào dịch vụ “nhạy cảm”
Khoảng một tuần trở lại đây, nhiều người dùng phản ánh rằng họ lại tiếp tục bị “tấn công” bởi hàng loạt tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm. Gửi kèm theo nội dung tin nhắn là các đường link (thường là link tham gia nhóm Telegram, Zalo hoặc các website có hình ảnh nhạy cảm)
Các đối tượng này dụ dỗ con mồi vào các hội nhóm mạng xã hội như Zalo, Telegram… qua các đường dẫn như sau:
https : //bit.ly/4516iEK
https : //t.me/Thanvy77989
Sau khi kết nối trò chuyện, lấy mục đích để dễ dàng kết nối bạn tình một cách thuận lợi, các đối tượng này sẽ hỏi thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ hiện tại.
Bước tiếp theo, kẻ xấu cung cấp hàng loạt những hình ảnh các cô gái ăn mặc mát mẻ, cho nạn nhân thoải mái chọn lựa nhằm mục đích tạo lòng tin.
Sau khi đã lấy được lòng tin, kẻ lừa đảo yêu cầu đóng phí tham gia nền tảng kết nối bạn tình để được ghép đôi.
Tin nhắn yêu cầu đóng phí với mục đích lừa đảo
Nạn nhân sẽ bị chiếm đoạt tài sản nếu nhẹ dạ cả tin chuyển khoản vào tài khoản được đối tượng xấu cung cấp.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Khi nhận được các tin nhắn nêu trên, yêu cầu người dân tuyết đối không được ấn vào các đường link lạ;
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh lên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 156, 5656 và các Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý./.
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ mạo danh cơ quan thuế với mục đích lừa đảo ngưởi dùng, nhằm chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng với tần suất liên tục. Không chỉ chiếm đoạt tiền, những kẻ lừa đảo còn khai thác thông tin riêng tư của cá nhân, doanh nghiệp để sử dụng với các mục đích khác nhau.
Để thực hiện thành công hành vi lừa đảo, kẻ mạo danh thường thực hiện những cách thức sau:
Giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại cung cấp, hướng dẫn người nộp thuế cài đặt các phần mềm, ứng dụng độc hại.
Tạo ra trang web giống cơ quan thuế, người dùng khai báo thông tin trên trang web giả sẽ bị đánh cắp thông tin.
Những kẻ lừa đảo liên tục sử dụng những hình thức, công nghệ mới để dẫn dụ nạn nhân. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước những thông tin, quảng cáo khuyến mãi từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Khi nhận được các cuộc gọi từ số lạ, không hiển thị số điện thoại… yêu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp nộp tiền thuế hoặc các khoản phí liên quan đến thuế đề nghị người dùng không cung cấp thông tin cá nhân của mình; tuyệt đối không thanh toán thuế cho người lạ hoặc thực hiện các yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản khác để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Người nộp thuế cũng cần lưu ý rằng, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế sử dụng giao thức “https” và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. (Ví dụ: Trang TTĐT Tổng cục Thuế có tên miền: https://www.gdt.gov.vn)
Cẩn trọng với những tin nhắn môi giới mại dâm có đính kèm link độc hại
Những tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm công khai nhắm vào sự tò mò của người dùng, với mục đích đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, bị cài mã độc chiếm quyền điều khiển hay theo dõi điện thoại.
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh có nội dung mời chào bán dâm công khai có đính kèm link độc hại.
Một số nội dung tin nhắn lừa đảo:
“Em la sinh vien dang tin them viec ban thoi gian Neu nhu anh co nhu cau tinh duc co the lien he Zalo cua em a: http://d57.cc” hoặc “Nhung co gai xinh dep , goi cam den tan nha ban de phuc vu tinh duc , o bat cu dau tai Viet Nam Lien he: http://cw2.cc”
Khi nhận được các tin nhắn lạ nêu trên, yêu cầu người dân tuyết đối không được ấn vào các đường link lạ;
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh lên Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 156, 5656 và các Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý./.
Cảnh báo 8 hình thức lừa đảo phổ biến qua tin nhắn, cuộc gọi
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận 8 hình thức lừa đảo phổ biến qua tin nhắn, cuộc gọi:
Cảnh báo các cuộc gọi mạo danh tổng công ty điện lực nhằm lừa đảo khách hàng
Mùa hè năm nay đến sớm và nắng nóng gay gắt hơn so với các năm trước đây, kết hợp với tình hình nguồn cung ứng điện được dự báo rất khó khăn đã gây không ít hoang mang trong cuộc sống của người dân. Lợi dụng điều đó, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên của “Tổng công ty Điện lực” để nhắn tin, gọi điện thoại với mục đích làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện hoặc có hành vi lừa đảo.
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin liên tục ghi nhận các phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại lạ thông báo về tình trạng nêu trên.
Theo đó, Kẻ mạo danh yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin khách hàng và thực hiện hành vi lừa đảo với lý do chính gồm:
– Khách hàng sẽ bị cắt điện trong vòng 2 giờ nữa hoặc vài giờ nữa hợp đồng điện bị cắt tính từ thời điểm khách hàng nhận được cuộc gọi.
– Khách hàng sử dụng điện cao bất thường, chúng tôi sẽ cắt điện trong thời gian tới.
– Hoặc báo khách hàng đang vi phạm ở một hợp đồng khác (đang còn nợ tiền điện bên công ty và cần phải thanh toán gấp số tiền điện còn đang nợ này nếu người dân không chịu hợp tác thì chúng sẽ dọa rằng cắt điện ngay trong ngày hoặc ngay trong ngày hôm sau).
Chiêu trò lừa đảo này không mới, nhưng trong bối cảnh khan hiếm nguồn điện, các địa phương đều phải cắt điện luân phiên, tăng cường tiết kiệm điện khiến người dùng rất khó phân biệt thật giả và dễ bị mắc lừa. Kẻ xấu thường khai thác tâm lý lo lắng và nhắm vào vấn đề liên quan đến quyền lợi, luật pháp nên càng khiến cho người dùng dễ hoảng sợ và làm theo kịch bản của kẻ lừa đảo.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo:
Khi nhận được các cuộc gọi từ số lạ, không hiển thị số điện thoại… yêu cầu khách hàng nộp tiền điện hoặc các khoản phí liên quan đến dịch vụ điện, hoặc thông tin bị cắt điện không rõ nguyên nhân, đề nghị khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân của mình; tuyệt đối không thanh toán tiền điện cho người lạ hoặc thực hiện các yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản khác để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. liên hệ ngay đến Tổng đài CSKH Tổng công ty Điện lực miền Bắc 19006769 (trực 24/7) để được hỗ trợ.
Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập vào Website CSKH (http://cskh.npc.com.vn), APP CSKH, nhắn tin theo cú pháp đến Tổng đài 8079 để tra cứu thông tin và sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
Cảnh báo hình thức mạo danh Cơ quan chức năng, nhà mạng viễn thông đe dọa khóa thuê bao điện thoại.
Thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển khai kế hoạch chuẩn hóa thông tin thuê bao của người dùng nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng SIM điện thoại có thông tin đăng ký không đúng quy định để thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục… Theo đó tất cả các thuê bao di động đều phải có thông tin trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
Lợi dụng điều đó, các đối tượng lừa đảo đã nhắn tin, gọi điện thoại tự xưng là nhân viên của nhà mạng hoặc cơ quan chức năng thông báo thuê bao của người dùng cần phải thực hiện chuẩn hóa lại thông tin thuê bao. Tiếp đó, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, thông tin cá nhân, … để kiểm tra trên hệ thống xem thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa. Nếu người dùng từ chối cung cấp thông tin, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo, người dùng sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh về tình trạng trên
Chiêu trò lừa đảo này không mới, nhưng trong bối cảnh tất cả các nhà mạng hiện nay đang thực hiện cập nhật thông tin khách hàng khiến người dùng rất khó phân biệt thật giả và dễ bị mắc lừa. Kẻ xấu thường khai thác tâm lý lo lắng và nhắm vào vấn đề liên quan đến quyền lợi, luật pháp nên càng khiến cho người dùng dễ hoảng sợ và làm theo kịch bản của kẻ lừa đảo.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao cần lưu ý các kênh chính thức của các doanh nghiệp trong quá trình chuẩn hóa TTTB, Người dân không thực hiện theo các thông báo ngoài danh sách kênh chính thức của các doanh nghiệp, mà chủ động liên hệ trực tiếp đến các kênh chính thức (số điện thoại, trang thông tin điện tử) của doanh nghiệp để được hướng dẫn, giải đáp.
Các kênh chính thức của nhà mạng trong công tác chuẩn hóa thông tin thuê bao, cụ thể như sau:
Đối với nhà mạng Viettel
– Tên hiển thị khi nhắn tin sử dụng Brandname: VIETTEL
– Số điện thoại tổng đài gọi ra 0246 266 0198 (Tên hiển thị: VIETTELCSKH); 0246 688 8098 (Tên hiển thị: VIETTELCARE)
Đối với nhà mạng Vinaphone – VNPT
– Tên hiển thị khi nhắn tin sử dụng Brandname: VinaPhone
– Số điện thoại gọi ra: 088800 1091; 091100 1091; Cuộc gọi hiển thị tên định danh VinaPhone
Đối với nhà mạng MobiFone
– Tên hiển thị khi nhắn tin sử dụng Brandname: MobiFone
– Số điện thoại gọi ra: 9090
Đối với nhà mạng Vietnamobile
– Số điện thoại gọi ra thông báo mời khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao: 0921 667 667
Đối với nhà mạng Đông Dương – Itelecom
– Tên hiển thị khi nhắn tin sử dụng Brandname: iTel
– Số điện thoại gọi ra: 087902 8888
Đối với nhà mạng ASIM Telecom –Local
– Tên hiển thị khi nhắn tin sử dụng Brandname: myLocal.vn
– Số điện thoại gọi ra: 0899 096 854 (Tên hiển thị LOCAL)
Đối với nhà mạng Mobicast – WINTEL
– Tên hiển thị khi nhắn tin sử dụng Brandname: Wintel
– Số điện thoại gọi ra: 0559 559 559; 0559 558 55
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin đã ghi nhận các phản ánh về tình trạng đối tượng xấu mạo danh lừa đảo gọi điện, nhắn tin thông báo “người thân, học sinh bị tai nạn”.
Cảnh giác, đề phòng với tình trạng mời chào, lôi kéo tham gia cá độ bóng đá mùa World Cup 2022
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh tình trạng mời chào, lôi kéo tham gia cá độ bóng đá mùa World Cup 2022.
Cụ thể, các đối tượng xấu sẽ liên tục spam hàng loạt tin nhắn lôi kéo, dụ dỗ người dùng tham gia đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng với nội dung:
“WC 2022 tham gia nhận 128K trải nghiệm, nạp rút nhanh, nạp hoàn mùa WC 1%, hoàn trả 1.5%, nạp đầu thưởng 4888K .LH: Zalo 0589048350, v7king.com”
“(Tham gia WC 2022 cùng Rik789 tặng bạn code 188k 29FEMSU1J với nhiều trò cực hot: tài xỉu , bán cá, thể thao ,Bóng đá , bacarat , xóc đĩa … x2 nạp đầu , nạp rút siêu tốc hoàn trả lên tới 20tr. Đky tham gia tại rik678.com)”
Dễ dàng nhận thấy đặc điểm chung là những lời mời chào hấp dẫn như: đăng ký tài khoản, nạp rút dễ dàng – nhanh chóng, nhận thưởng nhiều ưu đãi, hoàn trả cao kèm theo đường dẫn truy cập vào trang chủ do đối tượng xấu tạo nên.
Người chơi chỉ cần có các thiết bị kết nối Internet, đăng ký tài khoản thành viên, có tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản hoặc nạp tiền đánh bạc thông qua thẻ cào điện thoại, qua cổng trung gian thanh toán để tham gia cá cược. Nếu thua không có tiền thanh toán, người chơi có thể bị các đối tượng cầm đầu cưỡng ép trả tiền bằng các hình thức như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản hoặc thuê các đối tượng hình sự đòi nợ…
Tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc diễn ra trên không gian mạng đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, tác động xấu đến cuộc sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần cảnh giác và không tham gia hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới mọi hình thức.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi mời chào, lôi kéo tham gia cá độ bóng đá; có dấu hiệu lừa đảo người dân có thể thực hiện phản ánh tới đầu số 156 hoặc có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Triển khai thí điểm đầu số 156 để tiếp nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Trước tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp (viễn thông, hệ thống ngân hàng, hệ thống sàn giao dịch thương mại điện tử…) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Do vậy, từ 1/11/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thiết lập thêm kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh của khách hàng thông qua đầu số 156.
Khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai hình thức: Gửi Tin nhắn hoặc Gọi điện tới đầu số 156. Cụ thể:
– Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156 trong đó:
+ Với tin nhắn rác soạn tin: S (Số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
+ Với cuộc gọi cuộc gọi rác soạn tin: V (Số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656)
+ Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo soạn tin: LD (Số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ảnh) gửi 156 (hoặc 5656).
– Cách 2: Gọi tới đầu số 156 (miễn cước) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, trích dẫn một số nội dung có liên quan;…) theo hướng dẫn của bộ phận tiếp nhận phản ánh.
Cập nhật nhiều tên miền mạo danh ngân hàng trong tuần 39
Cảnh báo: Cập nhật nhiều tên miền mạo danh ngân hàng trong tuần 39 (từ ngày 27.9 đến ngày 3.10)
Từ ngày 27/9/2022 – 3/10/2022, Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) của Trung tâm VNCERT/CC vẫn liên tục ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về tình trạng phát tán SMS lừa đảo người dùng truy cập vào các trang web giả mạo các ngân hàng. Đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng nhiều đầu số di động, mà còn fake SMS Brandname để gửi tin nhắn giả mạo để thực hiện thủ đoạn lừa đảo này.
Những tên miền độc hại được ghi nhận trong tuần qua:
Khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn, truy cập website chính thức của các ngân hàng để xác nhận thông tin. Cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Tiếp tục xuất hiện lừa đảo brandname VPBANK tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình theo dõi, tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin tiếp tục ghi nhận nhiều phản ánh lừa đảo sử dụng tên định danh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gửi tới người dùng thông qua tin nhắn. Đáng chú ý, các tin nhắn này xuất hiện chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, sáng 27/9/2022 một số người dân khu vực Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh có phản ánh nhận được tin nhắn từ tên định danh VPBank với nội dung: “Tai khoan cua ban dang duoc dang nhap tren thiet bi khac, neu khong phai ban dang nhap vui long vao https://vpbank.com.vn-um.info de sua doi mat khau hoac thoat khoi thiet bi kia”
Biết đây chỉ là trò lừa đảo của kẻ xấu nên người dân đã không làm theo yêu cầu như trong tin nhắn. Dù vậy, người dân vẫn rất lo lắng vì đây là một chiêu trò tinh vi nên vội cảnh báo người thân cũng có sử dụng điện thoại để lưu ý, đồng thời gửi phản ánh tới Trung tâm VNCERT/CC.
Trước đây, ngày 5/2/2021 Cục An toàn thông tin đã thông tin cụ thể về phương thức tấn công của các đối tượng xấu trong các vụ tấn công lừa đảo nhắm vào các tổ chức tài chính, ngân hàng. Đánh giá cho thấy các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster).
Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin khuyến nghị, link đăng nhập chính thức của VPBANK sử dụng là: “https://www.vpbank.com.vn/”. Khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác với những tin nhắn nghi ngờ lừa đảo. Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với hình thức lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa số điện thoại sẽ bị khóa nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, các đối tượng xấu sẽ liên tục spam các cuộc gọi thoại thông báo tới số máy bản thân người dùng: sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 giờ nữa, để giải quyết thì liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do kẻ xấu cung cấp.
Gọi lại chính số ‘tổng đài” thì phía đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số CMND… để hỗ trợ kỹ thuật.
Sau khi nắm được thông tin cá nhân của nạn nhân, ngay lập tức đối tượng xấu hướng dẫn người dùng thực hiện bước tiếp theo như: thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi…
Chiếm quyền nhận cuộc gọi kẻ gian sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của nạn nhân và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, kiểm soát chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Trước tình trạng các hình thức lừa đảo gia tăng, Trung tâm VNCERT/CC kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Trung tâm VNCERT/CC cảnh báo những tên miền mạo danh ngân hàng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Gần đây, tình trạng lừa đảo qua tin nhắn mạo danh ngân hàng lại tiếp diễn với mức độ liên tục.
Cẩn trọng với các tin nhắn mạo danh
Theo ghi nhận phản ánh của nhiều người dân đến hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) của Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây hiện tượng phát tán SMS lừa đảo người dùng truy cập vào các trang web giả mạo các ngân hàng lại tiếp diễn tiếp tục. Đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng nhiều đầu số di động, mà còn fake SMS Brandname để gửi tin nhắn giả mạo để thực hiện thủ đoạn lừa đảo này.
Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/ OTP để làm theo hướng dẫn.
Xuất hiện tin nhắn mạo danh ngân hàng VPBANK và SCB
Khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn, truy cập website chính thức của các ngân hàng để xác nhận thông tin. Cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cẩn trọng trước những thủ đoạn, chiêu trò dụ dỗ đầu tư chứng khoán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với hình thức lừa đảo liên quan đến chứng khoán.
Trong thời gian gần đây, lợi dụng sức hấp dẫn của tiền lãi cao khi tham gia đầu tư chứng khoán, kẻ lừa đảo đã liên tục spam tin nhắn, cuộc gọi, tạo lập kênh thông tin giả mạo mời chào người chơi nhằm chiếm đoạt tài sản.
Để dụ dỗ người bị hại thì ngay từ ban đầu đối tượng sẽ tạo niềm tin cho người bị hại thông qua các khóa đào tạo đầu tư chứng khoán miễn phí. Sau đó lôi kéo vào hội nhóm đầu tư trên Telegram, Zalo,… để theo dõi hoạt động đầu tư của các thành viên khác, người chơi sau khi vào nhóm sẽ thấy các nhóm hoạt động sôi nổi, các chuyên gia đặt lệnh, đầu tư hoạt động nhộn nhịp “đọc lệnh”, sinh lời hấp dẫn. Tiếp đến, người chơi sẽ tư vấn mời chào chơi thử với số vốn ít, thời gian đầu đối tượng sẽ cho người bị hại được hưởng lợi nhuận một cách đơn giản để làm tin. Sau khi cho hưởng lợi nhuận thì đối tượng tiếp tục dụ dỗ đầu tư thêm tiền để thu lại được nhiều lợi nhuận hơn.
Đến thời điểm đã tạo được lòng tin lớn, các “chuyên gia” đọc lệnh, do đối tượng xấu giả mạo sẽ tung tin là bị thua lỗ nên cần đầu tư thêm để gỡ lại số tiền đã thua lỗ. Vì tin tưởng như lần đầu là sẽ rút được tiền và kiếm thêm lợi nhuận một cách dễ dàng nên nạn nhân đã nộp tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng theo chỉ định của các đối tượng lừa đảo. Chính những chiêu thức này đã khiến cho rất nhiều nạn nhân đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo, với số lượng tiền lớn. Đây chính là cái bẫy nhằm mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân một cách dễ dàng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng:
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cảnh giác với tin nhắn giả mạo tên định danh SHOPEE gửi đến người dùng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận những phản ánh liên quan tới việc giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của SHOPEE nhắn tin tuyển dụng người xử lý đơn hàng nhằm mục đích lừa đảo.
Theo ghi nhận trên hệ thống, người dân nhận được tin nhắn với nội dung do các đối tượng lừa đảo sử dụng Brand Name giả mạo “Shopee Thuê để xử lý hàng tồn kho cho người bán. Kiếm 300-1000k VND 1 ngày. Yêu cầu công việc: trên 23 tuổi, có kiến thức mạng đơn giản và kinh nghiệm mua sắm trực tuyến. LH: http://zalo.me/g/shjxod020”.
Liên hệ với Shopee, đơn vị khẳng định không sử dụng hình thức nhắn tin để tuyển dụng.
Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao từ vài trăm đến 1 triệu đồng một ngày. Nắm bắt vào tâm lý mục đích cải thiện thu nhập của người dân, đối tượng xấu đã lợi dụng để giả mạo nền tảng thương mại điện tử của Shopee để đưa ra những lời mời tuyển dụng hấp dẫn. Với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn này chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ “đâm đầu” vào đường dây đa cấp có quy mô. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người đã bị đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt số lượng lớn tiền.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng:
Khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cảnh giác với loạt tin nhắn giả mạo tên định danh của các Ngân hàng gửi đến người dùng nhằm mục đích trục lợi, chiếm đoạt tài sản
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận tồn tại nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) của các Ngân hàng với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Hình thức lừa đảo
Các đối tượng lừa đảo sử dụng các Brand Name giả mạo các tổ chức ngân hàng để gửi tới người dùng với nhiều nội dung khác nhau trong đó có gắn kèm các liên kết nhằm mục đích hướng người dùng truy cập vào các link này để chiếm đoạt thông tin cá nhân và sau đó thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/ OTP để làm theo hướng dẫn.
Hình ảnh giao diện trang web lừa đảo mạo danh ngân hàng SCB
Không ít người dùng đã thiếu cảnh giác và thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo và đã sập bẫy.
Khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Các Website chính thức của các tổ chức ngân hàng thường sử dụng giao thức https và kết thúc bằng đuôi .vn.
Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cảnh báo giả mạo Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) để chiếm đoạt tài sản
Trong quá trình theo dõi, tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận các phản ánh liên quan tới việc giả mạo thương hiệu của SCB với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin người dùng.
Cụ thể, gần đây xuất hiện đối tượng mạo danh Ngân hàng SCB gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm có mã độc yêu cầu nhập user/mật khẩu/ OTP bảo mật Ngân hàng điện tử.
“[Thông báo] Tai khoan cua ban da mo dich vu tai chinh toan cau phi dich vu hang thang la 1.800.000VND se bi tru trong 2 gio. Neu khong phai ban mo dich vu vui long nhan vao https://scb.vn-vp.xyz de huy”
Danh sách tên miền giả mạo thống kê được:
– https://scb.vn-vp.xyz
Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin khuyến nghị, link đăng nhập chính thức của SCB sử dụng là: “https://www.scb.com.vn/”.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác. Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Bình mới rượu cũ: Lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang sử dụng nền tảng nhắn tin miễn phí Telegram
Qua theo dõi tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, hiện nay các đối tượng lừa đảo trực tuyến, giả mạo Công ty TikTok tuyển dụng việc làm tại nhà thông qua việc liên hệ trên nền tảng Telegram.
Mặc dù, các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải thông tin, Trung tâm VNCERT/CC đã đưa ra nhiều khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các vụ việc giả mạo Công ty Tik Tok để lừa đảo, tuy nhiên nhiều người vẫn mất cảnh giác và bị sập bẫy lừa đảo.
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân lưu ý một số nội dung sau:
– Người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
– Khi nhận được các thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp qua các kênh thông tin chính thống để được kiểm chứng;
– Ngay sau khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị lừa đảo và không thể liên lạc lại được với đối tượng lừa đảo, bị hại/người bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an…) để được giải quyết kịp thời.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả danh công an ngày càng tinh vi
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) đã tiếp tục ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng lưu ý cuộc gọi giả danh ngày càng tinh vi và sẵn sàng sử dụng video call để tạo lòng tin với khách hàng.
Mặc dù, các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải thông tin, Trung tâm VNCERT/CC đã đưa ra nhiều khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các vụ việc giả danh công an để lừa đảo, tuy nhiên nhiều người vẫn mất cảnh giác và bị sập bẫy lừa đảo.
Mới đây nhất, chị N.B (Ngụ tại Hà Nội) cho biết đã bị một nhóm người giả danh Công An lừa đảo gọi tự xưng là Dương Gia Bảo – số hiệu 338279 – đơn vị công tác: Cục quản lý GT đường bộ số 3. Đối tượng đã đọc đúng thông tin cá nhân của chị B gồm: số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng, năm sinh và thông báo vào ngày 23/7 chị B có mặt ở thành phố Đà Nẵng liên quan tới một vụ tai nạn giao thông. Song chị B khẳng định bản thân không hề có mặt ở Đà Nẵng vào ngày 23/7 vì chị đang ở Hà Nội.
Đối tượng thông báo có thể chị đã bị lợi dụng thông tin cá nhân để thuê xe. Yêu cầu chị B vào Đà Nẵng tới cơ quan công an để phối hợp điều tra. Nếu không vào được, đối tượng sẽ giúp làm hồ sơ báo án online (ghi thông tin số hóa đơn, ngày xe gây tay nạn, số hiệu đăng ký xe, đơn vị cho thuê xe…) bằng cách gọi video và cuộc gọi ghi âm xác thực. Họ yêu cầu chị khai báo thông tin cá nhân cũng như tài khoản ngân hàng. Đặc biệt, chị phải tự chứng minh không có ai ở bên cạnh bằng cách gọi video, còn phía họ chỉ để lộ phần ngực với chiếc áo quân phục của ngành công an.
Sau khi chắc chắn chị B ở nhà một mình, Dương Gia Bảo thông báo một tài khoản ngân hàng BIDV được lập từ mã số căn cước công dân của chị liên quan đến một đối tượng buôn bán ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản mấy chục tỉ đồng. Vì chị B có liên quan nên sẽ có lệnh triệu tập bắt tạm giam. Lúc này bản thân chị B đã rất hoang mang vì nghĩ bản thân mình bị rò rỉ thông tin cá nhân nên đã bị tội phạm cao sử dụng.
Trong quá trình nói chuyện, nhóm đối tượng xấu luôn yêu cầu chị B phải luôn giữ bí mật, không được tiết lộ người thân để đảm bảo không rò rỉ thông tin “mật” nếu không chị sẽ bị phạt tù 3-5 năm. Không dừng ở đó, đối tượng bắt đầu tra hỏi chị B những câu như: dùng những tài khoản nào, lần giao dịch tiền nhiều mất là bao nhiêu, trong tài khoản còn bao nhiêu tiền,… Bỗng nhiên nhận thấy điểm bất thường, chị B nói sẽ đến trực tiếp cơ quan Công an thành phố Đà Nẵng để làm rõ vấn đề. Đến lúc này, đối tượng xấu đã giả vờ mạng yếu rồi tắt máy.
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân lưu ý một số nội dung sau:
– Người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
– Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng.
– Ngay sau khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị lừa đảo và không thể liên lạc lại được với đối tượng lừa đảo, bị hại/người bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an…) để được giải quyết kịp thời.
Cảnh giác, thận trọng với các cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng
Trong quá trình theo dõi, tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc mạo danh nhân viên giả mạo hệ thống các ngân hàng gọi điện thông báo biến động liên quan đến tài khoản sử dụng như đã thực hiện giao dịch hoặc có khả năng mất tiền… để tạo sự chú ý của người dùng.
Sau đó đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí hoặc đăng ký một số dịch vụ mà khách hàng không hề hay biết…
Đối tượng xấu lại hướng dẫn khách hàng nhấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân lưu ý một số nội dung sau:
– Các trang web chính thức của các ngân hàng được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thường được đăng ký tên miền (.vn) hoặc (.com.vn), các trang web đăng ký tên giống nhưng đuôi khác như (.vip), (.top), (.cc), (.com)… có thể là giả mạo.
– Khi nhận các tin nhắn, cuộc gọi nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để kiểm tra lại thông tin; cần lưu lại căng bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
– Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh, tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ SmartBanking (như mật khẩu, mã OTP….) cho người khác trong mọi trường hợp. Không truy cập vào các đường dẫn (link) giả mạo ngân hàng. Xác minh kỹ các thông tin trao đổi trên mạng xã hội, đặc biệt với các giao dịch liên quan đến tài chính.
– Không công khai các thông tin cá nhân như: ngày tháng, năm sinh, số CMND hoặc CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng… lên các trang mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng thủ đoạn lừa đảo; khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cần chọn lọc những thông tin có thể chia sẻ công khai.
– Người dân cũng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet Banking, SmartBanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này; tuyệt đối không cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào.
Tái phát hiện tượng giả mạo Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) tiếp tục ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo.
Qua theo dõi, nhiều người dân nhận được tin nhắn với nội dung: “Tiktok đang tuyển nhân viên làm việc tại nhà!!! Mô tả công việc: xử lý đơn hàng từ nền tảng ứng dụng của Tiktok. Thu nhập trong ngày 350-999k/ngày. Thao tác đơn giản và bạn có thể nhận tiền sau 13~25 phút. Các bạn có nhu cầu tham gia xin liên hệ zalo/me/84937441240”.
Tin nhắn giả mạo Công ty TikTok lừa đảo
Bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như kiếm tiền dễ dàng, thao tác đơn giản, hoa hồng cao, “ngồi nhà lướt video Tiktok kiếm tiền triệu”, “kiếm tiền online dễ dàng”, “ thu nhập trong ngày 350-999k/ngày”,… đã nhanh chóng thu hút được hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người tham gia kiếm tiền với “ mộng tưởng” bỏ ra chút thời gian rảnh rỗi để “cày” tiền.
Nội dung các tin nhắn đều hướng đến công việc nhẹ nhàng, mức lương cao thu nhập lên đến 1 triệu đồng/ngày. Với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn này chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên, đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ “đâm đầu” vào đường dây đa cấp với quy mô lớn.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác. Khi nhận được các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) gửi phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý hoặc cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Trong quá trình theo dõi, tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo hệ thống các ngân hàng gọi điện khách hàng hỗ trợ rút tiền mặt qua thẻ tín dụng với lãi xuất 0% hoặc lãi suất thấp với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tin nhắn mạo danh ngân hàng lừa đảo rút tiền thẻ tín dụng
Cụ thể, Kẻ lừa đảo gọi điện, nhắn tin mời chào dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, dễ dàng đáo hạn hằng tháng hoặc chuyển trả góp với phí, lãi suất thấp. Sau khi khách hàng đồng ý, đối tượng yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin của thẻ tín dụng vật lý hoặc thông tin thẻ (bao gồm số thẻ và mã CVV, thậm chí kẻ gian còn tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách yêu cầu che đi mã CVV trước khi cung cấp thông tin), hình ảnh CMND/CCCD, mã hợp đồng gửi đến số điện thoại nếu cần (thực chất là mã OTP của giao dịch trừ tiền từ thẻ tín dụng) và số tiền cần rút.
Hiện nay hầu hết các website thương mại điện tử đều chấp nhận cho khách hàng sử dụng mã CVV/CVC khi thanh toán online thay cho mã pin. Chỉ cần nhập 4 thông tin là số thẻ tín dụng, thời hạn hết hiệu lực của thẻ, họ tên chủ thẻ và mã CVV/CVC là có thể thực hiện giao dịch.
Do đó, nếu khách hàng để lộ dãy số thẻ tín dụng và mã CVV/CVC cho người khác biết thì nguy cơ bị mất tiền là rất cao do họ có thể lợi dụng những thông tin này để thực hiện các giao dịch bất chính thông qua thanh toán, mua hàng online. Không những thế việc để lộ số CVV/CVC còn là “cơ hội vàng” để các tin tặc tiếp cận và thực hiện chiếm đoạt toàn bộ hạn mức thẻ qua các giao dịch thanh toán trực tuyến hoặc lợi dụng thông tin thẻ vào mục đích bất hợp pháp mà khách hàng không hề hay biết.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác. Khi nhận được các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần lưu lại căng bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật./.
Cảnh báo giả mạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) để chiếm đoạt tài sản
Trong quá trình theo dõi, tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo thương hiệu của Techcombank với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin người dùng.
Cụ thể, các đối tượng đã lợi dụng thời gian vừa qua ngân hàng Techcombank bảo trì toàn bộ hệ thống để spam tin nhắn với nội dung: “[Thông báo] Techcombank xác nhận cập nhật thông tin ứng dụng lỗi trên hệ thống. Vui lòng truy cập thực hiện tại: https://bitly.go.vn/techcombank…”
Tin nhắn giả mạo lợi dụng thương hiệu của Techcombank với mục đích lừa đảo
Danh sách tên miền giả mạo thống kê được:
– https://ngan-hang-he-thong.com/ib-ebanking.com/sao-ke-giao-dich/Techcombank/index38eb.html (Tên miền rút gọn: https://bitly.go.vn/techcombank)
– http://vntrasoat.com/ib-ebanking.com/sao-ke-giao-dich/Techcombank/index38eb.html (Tên miền rút gọn: https://bom.so/tcb-trangchu)
Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin khuyến nghị, link đăng nhập chính thức của Techcombank sử dụng là: “https://www.techcombank.com.vn/trang-chu”. Khi nhận được các tin nhắn như trên người dân cần nâng cao cảnh giác. Không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng,… Tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ SmartBanking (như mật khẩu, mã OTP,…) trong mọi trường hợp.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi thống kê trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã tổng hợp lại xu hướng lừa đảo thời gian gần đây nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
Giả danh Công an, Tòa án gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân do lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng yêu cầu thì các đối tượng chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác và chiếm đoạt. Đã xảy ra nhiều vụ với số tiền bị chiếm đoạt rất lớn, từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
Giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí nếu đồng ý thì mua thẻ cào nạp vào số tài khoản mà các đối tượng lừa đảo cung cấp, khi người dân đóng tiền vào để nhận thưởng thì các đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền đó.
Giả danh cơ quan điện lực, cấp nước sạch, thông báo người dân còn thiếu hóa đơn điện, nước yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng lừa đảo đưa ra nếu không sẽ bị cắt điện nước. Khi người dân nhẹ dạ cả tin và lập tức chuyển tiền vào sẽ ngay lập tức bị chiếm đoạt.
Đối tượng giả danh là cán bộ Ngân hàng, gọi điện cho bị hại thông báo có người chuyển tiền vào tài khoản nhưng do bị lỗi nên chưa chuyển được hoặc thông báo phần mềm chuyển tiền Internet Banking của khách hàng bị lỗi… nên yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OTP để kiểm tra. Các đối tượng sử dụng thông tin bị hại cung cấp để truy cập vào tài khoản và rút tiền của bị hại.
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, các đối tượng giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lập các trang Facebook giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Tiki.vn, Lazada, Shopee… và chạy quảng cáo, khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi các thông tin về công ty, nhân viên chăm sóc khách hàng… và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để tư vấn.
Ban đầu là những nhiệm vụ có giá trị nhỏ chỉ vài trăm nghìn CTV sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng, CTV được yêu cầu thực hiện các bước như: xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty. Ngay khi CTV đã cảm thấy hấp dẫn, dễ kiếm tiền. Đối tượng sẽ mời chào làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng). Sau khi thực hiện 1 giao dịch sẽ được thông báo cần phải thực hiện 2 đến 3 giao dịch mới được hoàn lại tiền, lúc đó nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền nữa, mới nhận ra mình bị lừa đảo. Một số CTV khác khi thực hiện theo đủ các giao dịch thì bị thông báo hệ thống đang bảo trì, tiếp theo bị chặn đầu mối liên hệ và bị chiếm đoạt tài sản.
Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát tài sản, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về hình thức lừa đảo mạo danh trên các phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử Chính phủ, cổng TTDT Chongthurac.vn;
Khi nhận được các thông tin không chắc chắn, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp qua các kênh thông tin chính thống để được kiểm chứng;
Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử có dấu hiệu lừa đảo người dân nên phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ hoặc trình báo cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ./
VNCERTCC cảnh báo 4 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi thống kê trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã tổng hợp lại xu hướng lừa đảo thời gian gần đây nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
Giả danh Công an, Tòa án gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân do lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng yêu cầu thì các đối tượng chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác và chiếm đoạt. Đã xảy ra nhiều vụ với số tiền bị chiếm đoạt rất lớn, từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
Giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí nếu đồng ý thì mua thẻ cào nạp vào số tài khoản mà các đối tượng lừa đảo cung cấp, khi người dân đóng tiền vào để nhận thưởng thì các đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền đó.
Giả danh cơ quan điện lực, cấp nước sạch, thông báo người dân còn thiếu hóa đơn điện, nước yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng lừa đảo đưa ra nếu không sẽ bị cắt điện nước. Khi người dân nhẹ dạ cả tin và lập tức chuyển tiền vào sẽ ngay lập tức bị chiếm đoạt.
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, các đối tượng giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lập các trang Facebook giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Tiki.vn, Lazada, Shopee… và chạy quảng cáo, khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi các thông tin về công ty, nhân viên chăm sóc khách hàng… và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để tư vấn.
Ban đầu là những nhiệm vụ có giá trị nhỏ chỉ vài trăm nghìn CTV sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng, CTV được yêu cầu thực hiện các bước như: xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty. Ngay khi CTV đã cảm thấy hấp dẫn, dễ kiếm tiền. Đối tượng sẽ mời chào làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng). Sau khi thực hiện 1 giao dịch sẽ được thông báo cần phải thực hiện 2 đến 3 giao dịch mới được hoàn lại tiền, lúc đó nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền nữa, mới nhận ra mình bị lừa đảo. Một số CTV khác khi thực hiện theo đủ các giao dịch thì bị thông báo hệ thống đang bảo trì, tiếp theo bị chặn đầu mối liên hệ và bị chiếm đoạt tài sản.
Để chủ động đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội, VNCERTCC đề nghị các đơn vị nghiệp vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng cho người dân, các cơ quan, tổ chức biết về các phương thức thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội, giúp Nhân dân chủ động phòng ngừa, kịp thời tố giác tội phạm đến cơ quan Công an.
Hướng dẫn chuyển tiếp thư điện tử rác trong Exchange mail
Bước 1: Chọn thư rác cần chuyển tiếp trong hộp thư của bạn (ví dụ minh họa như hình)
Bước 2: Ở góc trên cùng bên phải của thư, chọn rồi chọn Forward – (nếu là tiếng Anh) hoặc Chuyển tiếp (nếu là tiếng Việt) ở phía dưới thư.
Bước 3: Xuất hiện giao diện chuyển tiếp thư, giao diện này tương tự với việc bạn chọn soạn thư mới, nhưng trong phần chuyển tiếp thư thì sẽ hiển thị nội dung của thư mà bạn chọn chuyển tiếp. Các bạn chỉ cần thêm nội dung cần thiết ví dụ như thông báo đây là thư điện tử rác tương tự như viết thư mới, sau đó nhập Tại mục người nhận ghi địa chỉ nhận thông tin về thư rác là: [email protected] để chúng tôi có thể nhận thông báo của bạn.
Bước 4: Nhấn Gửi (Send) để gửi tới [email protected] hoàn tất việc chuyển tiếp việc thông báo thư điện tử rác.
Hướng dẫn chuyển tiếp thư điện tử rác trong Google mail
Bước 1: Chọn thư rác cần chuyển tiếp trong hộp thư của bạn (ví dụ minh họa như hình)
Bước 2: Trong nội dung thư cần chuyển tiếp các bạn chọn Forward – (nếu là tiếng Anh) hoặc Chuyển tiếp (nếu là tiếng Việt) ở phía dưới thư.
Hoặc các bạn chọn biểu tượng bên cạnh thời gian gửi -> Forward (hoặc Chuyển tiếp )
Bước 3: Xuất hiện giao diện chuyển tiếp thư, giao diện này tương tự với việc bạn chọn soạn thư mới, nhưng trong phần chuyển tiếp thư thì sẽ hiển thị nội dung của thư mà bạn chọn chuyển tiếp. Các bạn chỉ cần thêm nội dung cần thiết ví dụ như thông báo đây là thư điện tử rác tương tự như viết thư mới, sau đó nhập Tại mục người nhận ghi địa chỉ nhận thông tin về thư rác là: [email protected] để chúng tôi có thể nhận thông báo của bạn.
Bước 4: Nhấn Gửi (Send) để gửi tới [email protected] hoàn tất việc chuyển tiếp việc thông báo thư điện tử rác.
hoặc
Hướng dẫn chuyển tiếp thư điện tử rác trong Zimbra mail
Bước 1: Chọn thư rác cần chuyển tiếp trong hộp thư của bạn (ví dụ minh họa như hình)
Bước 2: Ở cạnh trên cùng của thư, chọn Forward
Bước 3: Xuất hiện giao diện chuyển tiếp thư, giao diện này tương tự với việc bạn chọn soạn thư mới, nhưng trong phần chuyển tiếp thư thì sẽ hiển thị nội dung của thư mà bạn chọn chuyển tiếp. Các bạn chỉ cần thêm nội dung cần thiết ví dụ như thông báo đây là thư điện tử rác tương tự như viết thư mới, sau đó nhập Tại mục người nhận ghi địa chỉ nhận thông tin về thư rác là: [email protected] để chúng tôi có thể nhận thông báo của bạn.
Bước 4: Nhấn Gửi (Send) để gửi tới [email protected] hoàn tất việc chuyển tiếp việc thông báo thư điện tử rác tới chúng tôi
Nguồn: VNCERT/CC
Lừa đảo khi thực hiện vay tiền qua APP hoặc qua thẻ ATM
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi thống kê trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC ghi nhận nhiều người dân phản ánh bị lừa đảo khi thực hiện vay tiền qua app hoặc qua thẻ ATM.
Vay tiền qua app là một trong những trào lưu được người dân lựa chọn sử dụng trong thời gian gần đây với thủ tục vay vô cùng đơn giản. Người đi vay không cần có tài sản đảm bảo, chỉ cần tải app, nhập thông tin cá nhân yêu cầu vay trực tuyến, sau khi khoản vay được phê duyệt, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của cá nhân. Thực tế, đây là hình thức cho vay đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, đã có nhiều đối tượng lợi dụng điều này để thực hiện các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa
Một số thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua app được người dân phản ánh:
– Đăng ký vay nhưng không nhận được tiền mà vẫn mắc nợ:
Các đối tượng mời chào vay vốn với nhiều ưu đãi như: Hỗ trợ cho vay ngay cả trường hợp đang có nợ xấu, thủ tục đơn giản không cần nhiều giấy tờ, giải ngân chỉ trong 01 giờ, hạn mức cho vay lớn, lãi suất thấp,… để thu hút khách hàng.
Sau đó, yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng cho vay online để đăng ký hồ sơ khoản vay và gửi thông báo phê duyệt khoản vay (sử dụng con dấu giả của các ngân hàng). Tuy nhiên, sau khi khách hàng đăng ký khoản vay, các đối tượng này sẽ thông báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để xử lý khoản vay. Trường hợp khách hàng không đồng ý nộp tiền xử lý khoản vay sẽ bị đe dọa là thủ tục khoản vay đã được duyệt nên dù chưa nhận tiền vẫn bị nhắc nợ trên hệ thống dẫn đến khách hàng lo lắng chuyển tiền để được xử lý.
– Yêu cầu thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay:
Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển trước một khoản tiền để nộp phí hồ sơ hoặc bảo hiểm của khoản vay. Nhưng sau khi đã đóng thì khách hàng không nhận được giải ngân khoản vay còn các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền này và chặn mọi liên lạc.
– Dụ dỗ vay tiền trên nhiều app:
Các đối tượng lừa đảo lấy thông tin của khách hàng sau đó liên hệ để giới thiệu về những app vay tiền khác với nhiều lời mời hấp dẫn: Được miễn lãi suất trong lần đầu vay, vay tiền không cần chứng minh thu nhập, không cần thế chấp,… Tuy nhiên, sau khi giải ngân, khách hàng sẽ không nhận được toàn bộ số tiền vay mà chỉ nhận được một phần hoặc không nhận được đồng nào. Khi khách hàng đã không thể chi trả thì chúng sẽ gửi link tải app khác để tiếp tục vay tiền trả nợ. Cứ thế, khách hàng vướng vào vòng luẩn quẩn và ôm một khoản nợ lớn hơn ban đầu rất nhiều.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân:
Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính uy tín đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…
Khi người dân có nhu cầu vay tiền cần đến các ngân hàng, công ty tài chính uy tín để được hỗ trợ làm thủ tục vay theo đúng quy định pháp luật nhằm tránh bị kẻ xấu lừa đảo.
Khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, trình báo ngay đến cơ quan Công an gần nhất để được giải quyết, xử lý kịp thời./
Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi thống kê trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận thời gian gần đây đang nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên của các sàn thương mại điện tử và các công ty lớn với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
Đối tượng gửi các tin nhắn tuyển CTV qua iMessage, facebook, zalo,… với mức thù lao hấp dẫn. Ngay khi CTV có nhu cầu, đối tượng sẽ gửi đường link giả mạo các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,… mời chào thực hiện nhiệm vụ. Đối tượng hướng dẫn CTV thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng, yêu cầu CTV phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước rồi sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.
Tin nhắn mạo danh sàn thương mại điện tử
Ban đầu là những nhiệm vụ có giá trị nhỏ chỉ vài trăm nghìn CTV sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng, CTV được yêu cầu thực hiện các bước như: xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty. Ngay khi CTV đã cảm thấy hấp dẫn, dễ kiếm tiền. Đối tượng sẽ mời chào làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng). Sau khi thực hiện 1 giao dịch sẽ được thông báo cần phải thực hiện 2 đến 3 giao dịch mới được hoàn lại tiền, lúc đó nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền nữa, mới nhận ra mình bị lừa đảo. Một số CTV khác khi thực hiện theo đủ các giao dịch thì bị thông báo hệ thống đang bảo trì, tiếp theo bị chặn đầu mối liên hệ và bị chiếm đoạt tài sản.
Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát tài sản, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Nâng cao cảnh giác đối với các hành vi tuyển dụng CTV qua mạng. Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về hình thức lừa đảo mạo danh trên các phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử Chính phủ. cổng TTDT Chongthurac.vn;
Khi nhận được các thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp qua các kênh thông tin chính thống để được kiểm chứng;
Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử có dấu hiệu lừa đảo người dân nên phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ hoặc trình báo cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ./
Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi thống kê trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận thời gian gần đây đang nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên của các sàn thương mại điện tử và các công ty lớn với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
Đối tượng gửi các tin nhắn tuyển CTV qua iMessage, facebook, zalo,… với mức thù lao hấp dẫn. Ngay khi CTV có nhu cầu, đối tượng sẽ gửi đường link giả mạo các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,… mời chào thực hiện nhiệm vụ. Đối tượng hướng dẫn CTV thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng, yêu cầu CTV phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước rồi sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.
Ban đầu là những nhiệm vụ có giá trị nhỏ chỉ vài trăm nghìn CTV sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng, CTV được yêu cầu thực hiện các bước như: xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty. Ngay khi CTV đã cảm thấy hấp dẫn, dễ kiếm tiền. Đối tượng sẽ mời chào làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng). Sau khi thực hiện 1 giao dịch sẽ được thông báo cần phải thực hiện 2 đến 3 giao dịch mới được hoàn lại tiền, lúc đó nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền nữa, mới nhận ra mình bị lừa đảo. Một số CTV khác khi thực hiện theo đủ các giao dịch thì bị thông báo hệ thống đang bảo trì, tiếp theo bị chặn đầu mối liên hệ và bị chiếm đoạt tài sản.
Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát tài sản, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
Nâng cao cảnh giác đối với các hành vi tuyển dụng CTV qua mạng. Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về hình thức lừa đảo mạo danh trên các phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng TTDT Chongthurac.vn;
Khi nhận được các thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp qua các kênh thông tin khác nhau để được kiểm chứng;
Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi rác, thư điện tử có dấu hiệu lừa đảo người dân nên phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ hoặc trình báo cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.
Cảnh báo giả mạo nền tảng thương mại điện tử của Amazon nhắn tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo nền tảng thương mại điện tử của Amazon nhắn tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo.
Theo ghi nhận trên hệ thống, người dân nhận được nhiều tin nhắn qua iMessage với nội dung: “ Amazon cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà ! ! ! Số lượng: 100 người Mô tả công việc: Xử lý đơn đặt hàng từ nền tảng thương mại điện tử của Amazon. Yêu cầu độ tuổi lao động: 23 ~ 60 tuổi. Lương hàng tháng từ 10 triệu đến 50 triệu đồng. Ít nhất 500k ~ 3000K mỗi ngày thao tác đơn giản và hướng dẫn đi kèm, bạn có thể nhận tiền sau 15 ~ 20 phút. Các bạn có nhu cầu tham gia xin việc liên hệ zalo: zalo.me/84926367553 zalo:84926367553”
Tin nhắn giả mạo nền tảng thương mại điện tử Amazon
Nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau. Các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao từ 10 triệu – 50 triệu đồng. Sau giãn cách, nhu cầu tìm việc của người dân ngày một tăng cao với mục đích cải thiện thu nhập. Nắm bắt được điều này, nhiều cá nhân, đơn vị đã lợi dụng để giả mạo nền tảng thương mại điện tử của Amazon để đưa ra những lời mời tuyển dụng hấp dẫn. Do đó, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân nên thận trọng với tất cả các nội dung, bài đăng tuyển dụng có yêu cầu để lại thông tin cá nhân, đóng phí, đặt cọc nhận thưởng,… mà không thông qua các tài khoản và kênh thông tin chính thức của Amazon. Hiện nay, trang thông tin tuyển dụng chính thức của trang thương mại điện tử Amazon là: https://amazon.jobs/en/business_categories/amazon-web-services
Để phòng ngừa, ngăn chặn các thủ đoạn lừa đảo người dân cần lưu ý:
Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về các hình thức lừa đảo, mạo danh trên cổng TTĐT: chongthurac.vn
Khi nhận được các thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, ngời dân nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp.
Không cung cấp hình ảnh thông tin cá nhân như: CCCD, thông tin tài khoản ngân hàng,…. Không truy cập đường link, tải ứng dụng lạ khi chưa rõ thông tin.
Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi rác, thư điện tử có dấu hiệu lừa đảo người dân nên phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Cảnh báo giả mạo trang thương mại điện tử Tiki nhắn tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo trang thương mại điện tử Tiki nhắn tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo.
Theo ghi nhận trên hệ thống, người dân nhận được nhiều tin nhắn qua iMessage với nội dung: “TIKI shop cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà!!! Số lượng có hạn chỉ 50 người. Công việc: Xử lý đơn hàng trên nền tảng ứng dụng. Yêu cầu độ tuổi : 23+ tuổi. Thu nhập 280k 1200k. Nhận tiền trong ngày. Liên hệ zalo: zalo.me/84921394027 zalo: 84921394027”
Nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau. Các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao từ 300.000đ – 1.200.000đ. Sau giãn cách, nhu cầu tìm việc của người dân ngày một tăng cao với mục đích cải thiện thu nhập. Nắm bắt được điều này, nhiều cá nhân, đơn vị đã lợi dụng để giả mạo trang thương mại điện tử Tiki để đưa ra những lời mời tuyển dụng hấp dẫn. Do đó, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân nên thận trọng với tất cả các nội dung, bài đăng tuyển dụng có yêu cầu để lại thông tin cá nhân, đóng phí, đặt cọc nhận thưởng,… mà không thông qua các tài khoản và kênh thông tin chính thức của Tiki.
Hiện nay, trang thông tin tuyển dụng chính thức của Tiki trên Fanpage là: https://www.facebook.com/tikicareers và Website là: https://tuyendung.tiki.vn/. Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Tiếp tục tồn tại hiện tượng giả mạo Cục CSGT nhắn tin phạt nguội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo giả mạo Cục CSGT nhắn tin phạt nguội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo ghi nhận, người dân nhận được tin nhắn với nội dung: “Bạn nhận được lời nhắn từ xxxxxxxxx vào lúc 09:28 06/04/2022 với nội dung: Đây là Cục CSGT bạn có một biên lai cần nộp phạt. Đây là thông báo cuối, gọi 102604 để nghe lại (Miễn phí). Chi tiết l/h 9090 (200đ/p)”.
Tin nhắn lừa đảo mạo danh Cục CSGT
Nhiều người dân khi được nghe thông báo này rất hoang mang, lo sợ nên đã sập bẫy, mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý “phạt nguội”. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt. Khi đã chuyển xong tiền, gọi lại số điện thoại kia thì đều không liên lạc được.
Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính (Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Thông tư 65 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông): Tất cả các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện, thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện, hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý (phạt nguội). Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an làm việc.
Do đó, Trung tâm VNCERTCC khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực giao dịch OTP, địa chỉ mail…) cho bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tạiđây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Giả mạo Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn giả mạo Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo.
Theo ghi nhận, người dân nhận được nhiều tin nhắn với nội dung: “Cty TikTok tuyển nhân viên làm tại nhà!. Mỗi ngày kiếm ít nhất 800 k. Người mới sẽ có nhân viên hướng dẫn công việc. Chỉ cần có thời gian rảnh là đều có thể làm việc. Xin add số zalo liên hệ:xxxxxxxxxx.”
Tin nhắn tuyển dụng với nội dung lừa đảo
Nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau. Các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao lên đến 800.000 nghìn đồng/ngày. Với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn này chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ “đâm đầu” vào đường dây đa cấp với quy mô lớn. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người đã bị vướng vào những công việc đa cấp này.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam – Cục An toàn thông tin – Thông báo tuyển dụng năm 2022 như sau:
I. Thông tin về Trung tâm VNCERT/CC
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Tên viết tắt là VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin, trước đây là Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp máy tính Việt Nam, được thành lập từ năm 2005. Trung tâm VNCERT/CC là tổ chức:
Đầu mối kỹ thuật điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; Tổ chức và điều hành hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (thành viên là các đội CERT/CSIRT).
Đầu mối triển khai hợp tác quốc tế với tổ chức ứng cứu sự cố CERT/CSIRT và tổ chức kiểm định an toàn thông tin quốc tế.
Xây dựng, huấn luyện, đào tạo, diễn tập cho lực lượng ứng cứu sự cố an toàn thông tin.
Kiểm định an toàn thông tin.
Quản lý, vận hành nhiều hệ thống nghiệp vụ đảm bảo an toàn thông tin
Cung cấp các dịch vụ đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
II. Vị trí, số lượng và địa điểm làm việc
1. Phụ trách kỹ thuật. Số lượng: 01 tại TP Đà Nẵng.
62 Doanh nghiệp quảng cáo đã kết nối tới Hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo
(VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), sau hơn một năm đưa vào sử dụng, Hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo đã có 62 doanh nghiệp quảng cáo kết nối tới hệ thống. Những doanh nghiệp này sẽ được Cục ATTT chia sẻ danh sách các số thuê bao đăng ký không nhận quảng cáo, tránh việc bị phạt tiền tối đa lên đến 100 triệu đồng nếu gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách.
Danh sách không quảng cáo là gì?
Danh sách không quảng cáo (Do Not Call) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền tự do, tự chủ đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo này đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
Sau khi đăng ký số thuê bao sẽ thuộc Danh sách không quảng cáo vĩnh viễn trừ khi chủ thuê bao hoặc người đại diện thực hiện Hủy đăng ký vào Danh sách không quảng cáo.
Danh sách không quảng cáo này đang được vận hành bởi Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam – Cục An toàn thông tin. Cách thức đăng ký, từ chối danh sách không quảng cáo được hướng dẫn tại https://khongquangcao.ais.gov.vn/ (lưu ý: Mọi đăng ký vào Danh sách không quảng cáo này đều là miễn phí).
Đối tượng cần phải lưu ý danh sách không quảng cáo?
Theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác quy định:
– Người dùng gồm: Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
– Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
Vẫn tồn tại tình trạng vi phạm gửi tin nhắn, gọi quảng cáo vào Danh sách không quảng cáo
Theo quy định tại Nghị định số 91 “Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.”, tuy nhiên trong thực tế, hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn ghi nhận tồn tại tình trạng vi phạm việc quy định này.
Khoản 7a Điều 32 Nghị định 91 cũng quy định mức phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi “7a. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo”
Việc kết nối tới Hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo là tuân thủ quy định pháp luật.
62 Doanh nghiệp quảng cáo đã kết nối tới Hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo
Sau hơn 01 năm đưa vào sử dụng, Hệ thống quản lý Danh sách Không quảng cáo đã phát triển tính năng kết nối tự động thông qua API để hỗ trợ Người quảng cáo có thể truy xuất và tải về danh sách các thuê bao nằm trong DNC theo thời gian thực nhằm đảm bảo Người quảng cáo sẽ không gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi quảng cáo tới các thuê bao có tên trong danh sách này.
Hội thảo Hướng dẫn triển khai Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT
(VNCERT/CC) – Chiều ngày 15/3/2022, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin đã tổ chức thành công Hội thảo Hướng dẫn triển khai Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Hội thảo được tổ chức thông qua nền tảng họp trực tuyến Emeting của BKAV từ điểm cầu Trung tâm VNCERT/CC tới các điểm cầu là các tổ chức, cá nhận hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo và các cán bộ phụ trách chuyên môn của hơn 20 đơn vị liên quan, trong đó có 04 doanh nghiệp viễn thông lớn (Viettel, MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile) và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo, …
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đặng Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC đã điểm lại một số nội dung chính của Thông tư 22/2021/TT-BTTT và đưa ra các nội dung hướng dẫn cụ thể: (1) Hướng dẫn cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo; (2) Hướng dẫn cách thức phản ánh, cung cấp bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác; (3) Hướng dẫn thực hiện đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông; (4) Hướng dẫn việc gửi và đồng bộ dữ liệu về tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất; (5) Hướng dẫn việc hiển thị tên định danh trong tin nhắn USSD và cuộc gọi quảng cáo.
Toàn cảnh trực tuyến Hội nghị
Với mong muốn nâng cao ý thức và nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi, hạn chế được tình trạng phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Trung tâm VNCERT/CC đề nghị các đại biểu tập trung lắng nghe, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật, từ đó áp dụng đúng đắn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Tại Hội thảo, đại diện Lãnh đạo Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp nói chung và người quảng cáo nói riêng để hỗ trợ, thúc đẩy, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai Nghị định số 91/2020/NĐ-CP và Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT nhằm góp phần thúc đẩy môi trường quảng cáo hợp pháp và phát triển hơn nữa”.
Bổ sung hình thức Đăng ký/Hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo
(VNCERT/CC) – Nhằm thực hiện triển khai Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT của Bộ TTTT v/v quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Hệ thống Quản lý Danh sách không quảng cáo do Trung tâm VNCERT/CC vận hành đã ra mắt bổ sung 02 hình thức Đăng ký/Hủy đăng ký đối với Danh sách không quảng cáo.
Theo đó, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức để Đăng ký/ Hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo. Cụ thể, người dùng có thể lựa chọn Đăng ký/hủy đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo hoặc Đăng ký/hủy đăng ký không nhận cuộc gọi quảng cáo hoặc Đăng ký/hủy đăng ký cả hai hình thức tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo.
Việc Đăng ký/Hủy đăng ký này sẽ được thực hiện qua tin nhắn SMS tới đầu số 5656 theo các cú pháp như sau:
Ngoài ra, người dùng cũng có thể thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký qua website bằng cách truy cập vào địa chỉ tại đây và làm theo hướng dẫn.
Ra mắt tính năng “Tra cứu thuê bao nghi ngờ phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác” trên Cổng TTĐT phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác Chongthurac.vn
(VNCERT/CC) – Nhằm cung cấp thêm các thông tin cảnh báo người dùng cẩn thận trước các trò lừa đảo, dụ dỗ trên mạng, vừa qua Cổng TTĐT Chongthurac.vn đã cho ra mắt tính năng “Tra cứu thuê bao nghi ngờ phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác”.
Theo đó, khi người dùng nhận được các tin nhắn, cuộc gọi từ các số điện thoại di động không rõ nguồn gốc, để xác minh nguồn gửi tin nhắn và cuộc gọi người dùng cần truy cập vào trang https://chongthurac.vn/ di chuyển tới mục “Tra cứu thuê bao nghi ngờ phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác” và nhập thông tin nguồn gửi sau đó tiến hành tra cứu để xác minh thông tin thuê bao.
Trung tâm VNCERT/CC cho biết dữ liệu phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác của khách hàng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) là nguồn dữ liệu thiết thực để Trung tâm tiếp tục triển khai các tính năng hỗ trợ người dùng trong hoạt động phòng chống ngăn chăn tin nhắn lừa đảo, cuộc gọi lừa đảo. Do vậy khi nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác người dùng có thể chuyển tiếp nội dung phản ánh tại đây theo hướng dẫn./.
Làm gì khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi quấy rối đòi nợ dù không liên quan!
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn,cuộc gọi đe dọa, đòi nợ làm phiền dù không liên quan.
Trường hợp bị nhắn tin đòi nợ nếu không thanh toán khoản vay sẽ bị đăng tải thông tin lên mạng xã hội
Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ làm phiền dù không liên quan, người dân nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau để hạn chế tình trạng làm phiền:
– Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ.
– Bước 2: Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.
– Bước 3: Trong trường hợp vẫn bị đe dọa nên thực hiện ngay việc khai báo với cơ quan Công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định. Ngoài ra có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
Nhắn tin đe dọa đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
Theo khoản 1a điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự về tội đe dọa giết người, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Luật pháp Việt Nam không cho phép dùng cách thức khủng bố, đe dọa để đòi nợ. Nhưng hiện nay, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn xảy ra thường xuyên.
Hướng dẫn chặn tin nhắn rác iMessage trên Iphone nhanh nhất
(VNCERT/CC) – Hiện nay, tần suất xuất hiện các tin nhắn rác iMessage ngày càng nhiều gây không ít phiền toái đến người sử dụng điện thoại. Để chặn tin nhắn rác iMessage người dân cần thực hiện một trong các cách sau đây.
Cách 1: Chặn tin nhắn trên máy:
+ Mở tin nhắn từ ứng dụng iMessage -> chọn vào tin nhắn rác muốn chặn -> chọn biểu tượng “i” -> chọn số liên lạc rồi nhấn Block this Caller (Chặn người gọi này).
Cách 2: Chặn tin nhắn rác với tính năng lọc người gửi không xác định:
+ Truy cập vào Settings(Cài đặt) => Vào Messages (Tin nhắn) => Bấm kích hoạt ON ở tùy chọn Filter Unknown Senders (lọc người gửi không xác định).
Sau khi bật tính năng lọc người gửi không xác định, iMessage sẽ không thông báo những tin nhắn rác về máy và trực tiếp chuyển vào một mục riêng khác.
Cách 3: Báo cáo nội dung xấu tới Apple:
+ Nếu như bị các tin nhắn rác làm phiền, thì chúng ta có thể báo cáo tin nhắn xấu tới Apple bằng cách nhấn vào Report Junk (Báo cáo rác) => Bấm Delete and Report Junk (Xóa và báo cáo rác).
+ Sau khi thực hiện xong hệ thống sẽ chuyển thông tin của người gửi và cả tin nhắn về cho Apple và xóa tin nhắn khỏi thiết bị di động của quý khách.
Trên đây là những cách chặn tin nhắn rác iMessage nhanh nhất mà người dùng Iphone nên biết, với các cách này, người dùng có thể yên tâm sử dụng di động mà không lo bị làm phiền từ các tin nhắn rác./.
(VNCERT/CC) – Từ ngày 1-10-2020 đến 31-12-2021, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã cấp gần 6.000 tên định danh cho các cá nhân, tổ chức để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, đối tượng sở hữu tên định danh là các tổ chức, doanh nghiệp chiếm 98,3%, cơ quan nhà nước là 1,4%, còn lại là cá nhân chiếm 0,3%.
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận tên định danh đã sử dụng để quảng cáo cho hàng nghìn sản phẩm dịch vụ, như: Quảng cáo cho lĩnh vực viễn thông chiếm hơn 11%, thời trang chiếm 9,17%, bất động sản là 7,2%, giáo dục 5,9%, tài chính – ngân hàng khoảng gần 3,5%, y tế khoảng 4,9%, còn lại quảng cáo cho các lĩnh vực khác (du lịch, thực phẩm, hóa lỏng, ẩm thực…) chiếm 58,28%.
Tên định danh giúp cho các cá nhân, tổ chức để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
Trên thực tế, việc sử dụng tên định danh để quảng cáo giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin nhanh chóng, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thương hiệu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được quảng bá một cách hiệu quả, tức thì tới đúng khách hàng tiềm năng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mở tin nhắn, nghe cuộc gọi bằng tên định danh lên đến 95%. Chi phí sở hữu tên định danh rất rẻ (hiện lệ phí cấp tên định danh chỉ 200.000 đồng cho 3 năm sử dụng), cho thấy đây là giải pháp thu hút sử dụng tất yếu trong thời đại số.
Cận Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, xuất hiện trở lại tin nhắn tìm việc với thu nhập khủng trên iMessage, người dùng dễ mắc bẫy?
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn spam trên iMessage có dấu hiệu lừa đảo về việc giới thiệu công việc đa cấp.
Sau một thời gian tạm lắng, thời gian cận Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 vấn nạn tin nhắn spam trên iMessage đang bắt đầu quay trở lại và làm phiền không ít người dùng iPhone. Nếu như trước đây, nội dung những tin nhắn này thường xoay quanh việc quảng cáo đánh bạc, chơi bài trực tuyến, rút tiền tỷ thì giờ đây nhiều người dùng lên tiếng về việc họ nhận được quá nhiều những tin nhắn spam giới thiệu công việc đa cấp.
Tin nhắn spam trên iMessage có dấu hiệu lừa đảo về việc giới thiệu công việc đa cấp
Nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau. Các lời mời gọi đánh vào tâm lý cận Tết Nguyên Đán nhiều người sẽ có nhu cầu làm thêm để có tiền mua sắm Tết. Mức lương được đề bạt cao ngất ngưởng lên đến 36 triệu đồng/tháng. Thậm chí còn khẳng định đảm bảo mỗi ngày làm nhận được ít nhất 800.000 đồng.
Với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn này chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ “đâm đầu” vào đường dây đa cấp với quy mô lớn. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người đã bị vướng vào những công việc đa cấp này. Khi chủ động liên lạc với những số điện thoại Zalo được cung cấp, một vài tài khoản đã bị Zalo khoá do nghi ngờ lừa đảo.
Cách xử lý tin nhắn spam trên iMessage là người dùng có thể sử dụng tính năng “Lọc người gửi không xác định”. Truy cập vào phần Settings (Cài đặt) / Messages (Tin nhắn), sau đó kích hoạt ON ở tùy chọn Filter Unknown Senders (lọc người gửi không xác định). Sau khi bật tính năng này, iMessage sẽ không hiển thị thông báo và chuyển tin nhắn của những người gửi không nằm trong danh bạ vào một thư mục riêng biệt. Tính năng này cơ bản không thể ngăn chặn việc nhận các tin nhắn này mà chỉ phần nào giúp giảm bớt phiền toái cho người dùng.
Sử dụng tính năng “Lọc người gửi không xác định” để chặn tin nhắn spam trên iMessage
Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị người dùng cần nâng cao cảnh giác, thận trọng với những tin nhắn spam mời gọi làm việc, đầu tư kiếm tiền vào mùa Tết Nguyên Đán tương tự như những tin nhắn trên để tránh “tiền mất tật mang” vào những ngày cuối năm.
Mạo danh brandname, đầu số ngắn quảng cáo lừa đảo dịch vụ vi phạm pháp luật
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận xuất hiện hiện tượng mạo danh Brandname, đầu số ngắn gửi tin nhắn quảng cáo lừa đảo các dịch vụ vi phạm pháp luật.
Được biết, để ứng dụng công nghệ thông tin và tạo thuận tiện cho người dân trong việc tự tra cứu các loại bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) triển khai dịch vụ tin nhắn giúp người dân có thể tra cứu cả quá trình tham gia BHXH, thời hạn sử dụng thẻ BHYT, tình trạng hồ sơ… của mình qua tin nhắn gửi đến tổng đài 8079. Nhưng có một số đối tượng đã lợi dụng tổng đài 8079 của BHXHVN để chèn nhiều tin nhắn có thông tin nhạy cảm, không chuẩn mực vào.
Người dân cần cẩn trọng với hành vi giả mạo tin nhắn thương hiệu
Trung tâm VNCERT/CC đề nghị người dân khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Bộ Thông tin Truyền thông ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT
(VNCERT/CC) – Ngày 13/12/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
– Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet; Tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; Doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ thư điện tử; Người quảng cáo bằng tin nhắn, thư điện tử và gọi điện thoại (sau đây gọi là Người quảng cáo); Người sử dụng tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại liên quan hoạt động quảng cáo (sau đây gọi là Người sử dụng); Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
– Nội dung Thông tư bao gồm: (1) Quy định bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; (2) Quy định việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất; (3) Hướng dẫn người sử dụng: (i) phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; (ii) cách đăng ký, hủy đăng ký ra khỏi danh sách không quảng cáo; (4) Hướng dẫn thực hiện đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông; (5) Hướng dẫn hiển thị tên định danh trong tin nhắn Unstructured Supplementary Service Data (USSD) và cuộc gọi quảng cáo.
Thông tư hướng dẫn một số nội dung sau:
1. Quy định bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác: theo đó tin nhắn rác, cuộc gọi rác được xác định dựa trên tần suất gửi, đặc điểm hành vi, mẫu tin. Thư điện tử rác được xác định dựa trên tần suất, đặc điểm và công nghệ gửi, nhận thư;
2. Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác;
Theo đó người dùng có thể thực hiện phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua 2 hình thức: Gửi tin nhắn tới tổng đài 5656 và phản ánh qua website [email protected];
3. Hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo bao gồm: Đăng ký/hủy đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo; Đăng ký/hủy đăng ký không nhận cuộc gọi quảng cáo; Đăng ký/hủy đăng ký không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo;
4. Quy định việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất : Theo đó, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất tới 01 số thuê bao; chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất từ 07 giờ đến 22 giờ;
5. Hướng dẫn thực hiện đánh giá tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên mạng viễn thông: Theo đó đánh giá tình trạng tin nhắn rác cuộc gọi rác sẽ căn cứ trên số liệu từ hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (đầu số 5656) và số liệu cho các doanh nghiệp viễn thông cung cấp;
6. Hướng dẫn hiển thị tên định danh trong tin nhắn USSD và cuộc gọi quảng cáo: Theo đó, Tên định danh trong tin nhắn USSD được hiển thị ở đầu bản tin quảng cáo và Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo hiển thị tên định danh đối với các cuộc gọi sử dụng mục đích quảng cáo./.
Giả mạo ngân hàng TPBank lừa đảo để chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn lừa đảo mạo danh trang giao dịch điện tử của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – TPBank.
Theo ghi nhận, người dân nhận được nhiều tin nhắn với nội dung: “Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai, neu khong phai ban dang giao dich, vui long dang nhap tpb.vn-jns.info de huy giao dich”. Đây là hành vi lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng để chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo tin nhắn mạo danh ngân hàng TPBank
Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin khuyến nghị, link đăng nhập chính thức của TPBank sử dụng là: “https://ebank.tpb.vn/”. Khi nhận được các tin nhắn như trên người dân cần nâng cao cảnh giác. Không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng,… Tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ SmartBanking (như mật khẩu, mã OTP,…) trong mọi trường hợp.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Cảnh giác với tin nhắn lừa đảo, mạo danh BHXH dịp cuối năm
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi và giám sát trên hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, Trung tâm VNCERT/CC tiếp tục nhận được phản ánh tồn tại hiện tượng giả mạo quỹ BHTN Việt Nam.
Qua kiểm tra, xác minh, Trung tâm VNCERT/CC khẳng định nội dung trên là giả mạo, có tính chất lừa đảo người dùng truy cập vào các link được gắn kèm trong nội dung tin nhắn nhằm lợi dụng chiếm đoạt thông tin cá nhân. Khi người dùng điện thoại truy cập nhưng link có trong tin nhắn sẽ được điều hướng đến trang web lừa đảo mạo danh ngân hàng với giao diện:
Giả mạo trang giao dịch điện tử ngân hàng để đánh cắp thông tin cá nhân
Trung tâm VNCERT/CC đã tổng hợp lại được các tên miền giả mạo trong tuần qua, cụ thể là:
1. m.msmartv.com
2. m.bnxqky.com
3. m.qtcurk.com
4. m.ojuvjs.com
5. m.kwdtdo.com
6. m.oqievl.com
7. m.rembbo.com
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo đến người dùng không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng,… Tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ SmartBanking (như mật khẩu, mã OTP,…) trong mọi trường hợp. Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Cục An toàn thông tin điều phối hơn 33.000 IP phát tán thư điện tử rác
(VNCERT/CC) – Nhằm mục tiêu làm giảm thư điện tử rác, góp phần đảm bảo an toàn không gian mạng tại Việt Nam, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các tổ chức quốc tế rà soát, thu thập thông tin về các địa chỉ IP tại Việt Nam bị ghi nhận phát tán hoặc bị lạm dụng để phát tán thư điện tử rác.
Cục An toàn thông tin cho biết từ tháng 06/2021 đến đầu tháng 12/2021 đã gửi 05 văn bản điều phối yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc thu hồi với hơn 33.000 IP phát tán hoặc bị lạm dụng để phát tán thư điện tử rác, cụ thể như sau:
Triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm theo dõi, giám sát, ngăn chặn thư điện tử rác;
Tăng cường rà soát, phát hiện và xác minh, xử lý các địa chỉ IP/dải địa chỉ IP do doanh nghiệp cấp phát và quản lý có dấu hiệu phát tán hoặc bị lạm dụng phát tán thư điện tử rác;
Kiểm tra, xử lý các địa chỉ IP/dải địa chỉ IP trong danh sách đen được cảnh báo. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn/thu hồi các IP trong danh sách đen nếu địa chỉ IP đó vẫn tiếp tục phát tán thư điện tử rác;
Thông báo, yêu cầu và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có IP trong danh sách đen rà soát hệ thống, bóc gỡ mã độc (nếu có).
Để góp phần giảm thiểu tình trạng phát tán thư điện tử rác/lạm dụng phát tán thư điện tử rác tại Việt Nam, Cục An toàn thông tin yêu cầu các doanh nghiệp ISP nghiêm túc thực hiện các biện pháp nêu trên./.
Cảnh báo tin nhắn có nội dung lừa đảo mạo danh Ngân hàng để lợi dụng chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn lừa đảo mạo danh trang giao dịch điện tử của các ngân hàng.
Theo ghi nhận, người dân nhận được nhiều tin nhắn với nội dung: “Phat hien tai khoan cua ban dang duoc dang nhap o noi khac, neu khong phai ban dang dang nhap, vui long vao acb.vn-cpay.info de thay doi mat khau ngay” và “Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai, neu khong phai ban dang giao dich, vui long dang nhap sacombank.vn-my.top de huy giao dich”. Qua đó Trung tâm VNCERT/CC đã tổng hợp lại được các tên miền sau là mạo danh ngân hàng cụ thể như sau:
http://acb.vn-banking.xyz
http://acb.vn-b.xyz
http://acb.vn-a.xyz
http://acb.vn-k.xyz
http://acb.vn-online.xyz
http://acb.vn-ebank.xyz
http://acb.vn-i.xyz
http://acb.vn-m.xyz
http://acb.vn-ibank.xyz, …
http://sacombank.vn-me.top
http://sacombank.com-bank.xyz
http://sacombank.vn-x.xyz
http://sacombank.com-is.xyz
http://sacombank.vn-my.top
Trung tâm VNCERT/CC đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, không truy cập vào những tên miền có địa chỉ nêu trên. Không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng,… Tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ SmartBanking (như mật khẩu, mã OTP,…) trong mọi trường hợp.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Tiếp tục xuất hiện tin nhắn lừa đảo mạo danh Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), trong 3 ngày từ 30/11/2021 đến 02/12/2021, Trung tâm VNCERT/CC tiếp tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhằn lừa đảo mạo danh Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của BHXHVN.
Theo phản ánh của người dân, các đầu số: 052…; +84563…; +84528…; +84582… nhắn tin tới điện thoại di động của người dân với nội dung thông báo “BAN-da du d!euÜk!en NHANÜT!EN ho-tro tu quy-BHTN.€Bam vao> m.oxmqhu.com de Iay. ‘QUA’-HAN-SE-KH0NG DU0C CHAP-NHAN!”. Khi người dân đăng nhập vào các đường link lừa đảo trên sẽ hiển thị giao diện giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng người dân đang sử dụng, sau đó các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để chiếm dụng tiền trong tài khoản của người dân.
Trung tâm VNCERT/CC – Cục ATTT khuyến nghị, tên định danh được BHXHVN sử dụng trong gửi tin nhắn là: “BHXHVN”, người dân không nên tin bất kỳ tin nhắn nào được gửi đến nếu tên hiển thị của người gửi không rõ ràng. Khi nhận được các tin nhắn như trên người dân cần nâng cao cảnh giác. Mọi thắc mắc về hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vui lòng gọi điện đến số hotline của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Đồng thời khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 (tham khảo cách phản ánh tại đây) hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Trung tâm VNCERT/CC – Cục ATTT kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Các mức xử phạt hành vi tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác
(VNCERT/CC)-Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi gửi tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi quảng cáo đến thuê bao nằm trong danh sách không quảng cáo.
Nghị định làm rõ định nghĩa tin nhắn rác, thư điện tử rác
Trước đây, tin nhắn rác, thư điện tử rác được hiểu là mọi tin nhắn, thư điện tử được gửi đến người nhận mà người đó không mong muốn. Có thể thấy, định nghĩa này chưa thực sự rõ ràng, chặt chẽ và có thể gây nhiều hiểu lầm. Theo như thực tế hiện nay, có rất nhiều loại tin nhắn mà người dùng không mong muốn nhưng không phải tin nhắn rác như tin nhắn kêu gọi ủng hộ, thư mời cưới…đang bị liệt kê vào danh sách tin nhắn, thư điện tử rác theo cách hiểu từ định nghĩa trên
Vì vậy, trong Nghị định 91/2020/NĐ-CP đã làm rõ định nghĩa về tin nhắn, thư điện tử rác. Theo đó tin nhắn/ thư điện tử rác là những tin nhắn/ thư điện tử quảng cáo không được sự đồng ý của người sử dụng hoặc tin nhắn/ thư điện tử bị cấm, vi phạm quy định về gửi tin nhắn, thư điện tử được quy định trong nghị định này.
Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình quảng cáo, người quảng cáo bằng tin nhắn/ thư điện tử phải gửi đồng thời tin nhắn/ thư điện tử quảng cáo tới Hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656). Bên cạnh đó, để khách hàng chấp nhận những tin nhắn/ thư điện tử quảng cáo này thì nhà mạng cần phải gửi tin nhắn/ thư điện tử cho khách hàng để xác nhận họ có đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo hay không. Nếu khách hàng từ chối, nhà quảng cáo cần dừng ngay việc gửi tin nhắn quảng cáo đến thuê bao đó.
Mức xử phạt với các hành vi về tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác.
Theo như nghị định 91 hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này cụ thể là:
Như vậy, Nghị định 91/2020/NĐ-CP đã hoàn thiện hành lang pháp lý về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT trong lĩnh vực ATTT nói chung và công tác chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác nói riêng. Ngoài ra, Nghị định cũng đẩy mạnh hình thức gửi tin nhắn quảng cáo bằng tên định danh, đảm bảo việc gửi tin nhắn theo quy định, giảm quá trình phát tán tin nhắn rác, tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh./.
Xu hướng quảng cáo qua gọi điện sử dụng tên định danh (Voice Brandname)
(VNCERT/CC) –Trong bối cảnh cạnh tranh cao trên thị trường như hiện nay, Doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để có thể quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Việc quảng cáo thông qua tin nhắn, cuộc gọi sử dụng số thuê bao thông thường đang gặp nhiều khó khăn do người dùng cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi lạ. Cuộc gọi đến hiển thị số lạ thì đa số khách hàng đều không muốn bắt máy. Hiện nay, giải pháp quảng cáo qua gọi điện sử dụng tên định danh đang trở thành xu hướng mới được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.
Tên định danh là gì?
Tên định danh còn có thể gọi cách khác là Brandname. Vì nhiều hành vi lừa đảo qua cuộc gọi thoại nên khách hàng không muốn bắt máy khi số lạ gọi tới. Điều này ảnh hưởng lớn đến các chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp.
Dịch vụ Voice Brandname sẽ cho phép hiển thị tên thương hiệu của công ty/sản phẩm/dịch vụ/nhãn hàng trên thiết bị di động của khách bằng việc mã hóa số điện thoại doanh nghiệp thành Brandname doanh nghiệp. Tùy thuộc nhu cầu khác nhau của mỗi đơn vị mà tên định danh sẽ thay đổi theo như tên thương hiệu hay sản phẩm, nhãn hàng, dịch vụ…
Lợi ích của dịch vụ Voice Brandname?
Nguồn: VNCERT/CC
Tên định danh – xu thế quảng cáo thương hiệu hàng đầu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay
(VNCERT/CC) – Ngày 14/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP nhằm mục đích chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải đăng ký tên định danh để quảng cáo thay vì sử dụng số điện thoại thông thường. Vậy hình thức này mang lại lợi ích như thế nào ?
Lợi ích về mặt phát triển quảng bá thương hiệu
Khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (người quảng cáo) sử dụng tên định danh phục vụ cho hoạt động quảng cáo, thương hiệu của người quảng cáo sẽ được hiển thị tự động, thay thế cho số điện thoại thông thường khi thực hiện gửi tin nhắn hoặc gọi điện. Do vậy, thương hiệu của người nuảng cáo sẽ ngày càng đến gần và dễ dàng tạo dấu ấn hơn đối với khách hàng. Kết hợp với đó là công tác xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín, sẽ giúp người quảng cáo tạo lập được niềm tin trong lòng khách hàng. Nhờ đó, các chiến dịch quảng bá, thúc đẩy trong kinh doanh sẽ có khả năng tiếp cận cao hơn cũng như dễ dàng tiếp cận với những đối tượng mà Người quảng cáo mong muốn.
Mặt khác, với tên định danh, người quảng cáo sẽ được bảo vệ về thương hiệu sao cho không bị sao chép, mạo danh. Người nhận quảng cáo sẽ xác định được thông tin về nguồn gửi, biết được nguồn gốc gửi quảng cáo.
Giảm thiểu tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác
Cũng theo nội dung Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng sẽ tiến hành thực hiện ngăn chặn nhằm loại bỏ những tin nhắn rác, cuộc gọi rác cho khách hàng, giúp khách hàng tránh được những phiền toái đến từ các đầu số lạ, không có nguồn gốc.
Tiết kiệm thời gian cho người quảng cáo và người nhận quảng cáo
Việc quảng cáo bằng tên định danh thông qua tin nhắn cho phép người quảng cáo gửi đi hàng trăm ngàn tin nhắn đến khách hàng một cách nhanh chóng. Với dịch vụ này, thương hiệu của người quảng cáo sẽ được hiển thị trên thiết bị đầu cuối của khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn chủ động bắt máy, đọc tin nhắn, hoặc từ chối, tùy theo sự quan tâm đến người quảng cáo. Như vậy, Người Quảng cáo sẽ tiếp cận được đúng khách hàng mà mình mong muốn, đồng thời có thể sàng lọc những khách hàng tiềm năng mà không mất nhiều thời gian. Còn đối với khách hàng, họ cũng không mất thời gian và công sức để nghe những cuộc gọi hoặc đọc những tin nhắn không mong muốn.
Tiết kiệm chi phí cho người Quảng cáo
Lệ phí cấp tên định danh theo quy định tại Thông tư số 269/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là rất thấp so với việc phải chạy đua theo các sim số đẹp vừa khó khăn lại vừa tốn kém. Việc này giúp người quảng cáo giảm được một khoản đầu tư không nhỏ.
So với các chiến dịch quảng cáo khác, việc lựa chọn tên định danh sẽ có giá trị sử dụng lâu dài và dễ đi sâu vào nhận thức của khách hàng hơn. Chi phí hợp lý, hiệu quả rõ rệt, định danh về người quảng cáo là một xu thế tất yếu trong thời đại số hiện nay./.
Cảnh báo tin nhắn lừa đảo thông báo nhận tiền hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp
(VNCERT/CC)- Lợi dụng tìnhhình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, thời gian gần đây xuất hiện nhiều thủ đoạn lợi dụng dịch COVID-19 để lừa đảo trên không gian mạng, đáng chú ý có hiện tượng phát tán tin nhắn thông báo nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp)
Qua theo dõi tình hình phản ánh cuộc gọi rác của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), thời gian gần đây Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều người dùng phản ánh về hiện tượng nhận được tin nhắn gửi link đăng nhập vào một số ứng dụng, trang web mạo danh với nội dung thông báo nhận trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người dân cần cảnh giác với các tin nhắn lừa đảo
Theo như phản ánh của người dân, nhiều người đã nhận được tin nhắn từ các đầu số: +84563…; +84528…; +84582… với nội dung “[Theo nghi quyet 116, vui long dang nhap ngay hom nay >>vn.vnmcdv.icu de nhan tr0 cao quy BH-TN.QUA HAN SE KHONG DUOC CHAP NHAN (B.H.X.H)”
Theo đó, khi người dân mất cảnh giác, đăng nhập vào các đường link lừa đảo trên sẽ hiển thị giao diện giao dịch giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng người dân đang sử dụng, sau đó các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để chiếm dụng tiền trong tài khoản của người dân.
Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin khuyến nghị, tên định danh được BHXHVN Sử dụng trong gửi tin nhắn là: “BHXHVN”, người dân không nên tin bất kỳ tin nhắn nào được gửi đến nếu tên hiển thị của người gửi không rõ ràng. Khi nhận được các tin nhắn như trên người dân cần nâng cao cảnh giác. Mọi thắc mắc về hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vui lòng gọi điện đến số hotline của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Đồng thời khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Trung tâm VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Tình trạng spam tin nhắn rác qua iMessage trên iPhone lại tái diễn
(VNCERT/CC) – Qua theo dõi tình hình phản ánh cuộc gọi rác của người dùng trên hệ thống tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), thời gian gần đâyTrung tâm VNCERT/CC – Cục ATTT ghi nhận nhiều người dùng phản ánh về hiện tượng phát tán nhiều tin nhắn rác qua iMessage. Đặc biệt xuất hiện nhiều nội dung quảng cáo liên quan tới trò chơi, cờ bạc, mời chào tham gia đầu tư kiếm tiền trên internet dễ dàng.
Tin nhắn spam được gửi qua iMessage
Tin nhắn rác từ Imessage, không qua mạng lưới nhà mạng
iMessage là một ứng dụng nhắn tin của Apple, cho phép nhắn tin giữa các đầu cuối sử dụng iMessage thông qua mạng Internet và Apple server. Việc gửi/nhận tin iMessage không thực hiện qua mạng lưới của nhà mạng. Các thiết bị Iphone, IPad, MacBook chỉ cần có liên kết tài khoản Imessage và kết nối mạng Internet đều nhận được tin nhắn (mặc dù không sử dụng sim).
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng để tránh bị làm phiền bởi các tin nhắn có thể áp dụng một số các cách sau
Cách chặn các tin nhắn imessage rác
Cách 1:Tự chặn các số điện thoại trên máy
Mở ứng dụng nhắn tin lên và chọn vào một tin nhắn rác bất kỳ. Sau đó, chạm vào biểu tượng chữ “i” ở góc trên bên phải, tiếp tục chọn vào số liên lạc và cuối cùng nhấp vào Block this Caller (Chặn người gọi này).
Cách 2: Sử dụng tính năng “Lọc người gửi không xác định” của Imessage
Truy cập vào phần Settings (Cài đặt) / Messages (Tin nhắn), sau đó kích hoạt ON ở tùy chọn Filter Unknown Senders (lọc người gửi không xác định). Sau khi bật tính năng này, Imessage sẽ không hiển thị thông báo và chuyển tin nhắn của những người gửi không nằm trong danh bạ vào một thư mục riêng biệt. Tính năng này cơ bản không thể ngăn chặn việc nhận các tin nhắn này mà chỉ phần nào giúp giảm bớt phiền toái cho người dùng.
Cách 3:Nhấn Report Junk để báo cáo tin nhắn với nội dung xấu gửi tới Apple
Để báo cáo tin nhắn là spam hoặc tin nhắn rác trên ứng dụng Imessage, nhấn vào Report Junk (Báo cáo rác), sau đó nhấn Delete and Report Junk (Xóa và báo cáo rác). Hệ thống sẽ chuyển tiếp thông tin của người gửi và tin nhắn tới Apple, cũng như xóa tin nhắn khỏi thiết bị. Tính năng này không chặn người gửi và người gửi có thể gửi một thư khác. Nếu không muốn nhận những tin nhắn này, cần chặn số liên lạc.
(VNCERT/CC) –Theo báo cáo thống kê của Kaspersky. Trong quý 3 năm 2021, tỷ lệ thư rác trong lưu lượng thư toàn cầu một lần nữa giảm xuống, trung bình 45,47% – giảm 1,09% so với Q2 và 0,2% so với Q1.
Tỷ lệ thư rác trong lưu lượng thư toàn cầu, tháng 4 – tháng 9 năm 2021
Quốc gia có nguồn thư rác hàng đầu vẫn là Nga (24,90%), mặc dù thị phần của nước này giảm nhẹ trong quý 3. Đức (14,19%) vẫn ở vị trí thứ hai, trong khi Trung Quốc (10,31%) bước sang thứ ba trong quý này, thêm 2,53 p.p. Trong khi đó, Mỹ (9,15%) giảm 2,09 điểm / giờ. và rơi xuống vị trí thứ tư, trong khi Hà Lan giữ vị trí thứ năm (4,96%).
Nguồn thư rác theo quốc gia, Quý 3 năm 2021
Nhìn chung, TOP 10 quốc gia cung cấp số lượng lớn thư rác hầu như không thay đổi so với quý 2. Vị trí thứ sáu vẫn thuộc về Pháp (3,49%). Brazil (2,76%) tăng thêm 0,49 điểm / ngày, vượt qua Tây Ban Nha (2,70%) và Nhật Bản (2,24%), nhưng TOP 10 thành viên vẫn giữ nguyên. Ở cuối bảng xếp hạng, như trong kỳ báo cáo trước, là Ấn Độ (1,83%)
(VNCERT/CC) –Thư rác luôn là nỗi ác mộng, mặc dù hầu hết các ứng dụng email đều có chức năng lọc thư rác nhưng không có gì là hoàn hảo cả. Không có kỹ thuật nào là giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề thư rác và mỗi kỹ thuật/ giải pháp đều có sự đánh đổi giữa việc từ chối không chính xác email hợp pháp (xác thực giả) so với việc không từ chối tất cả thư rác (âm bản giả) – và các chi phí liên quan về thời gian, công sức và chi phí làm cản trở thư tốt một cách sai trái. Sau đây là một vài giải pháp được đánh giá là hiệu quả nhằm hạn chế vấn đè thư điện tử rác
1.Giải pháp xác thực, bảo mật thư điện tử trên nền tảng hệ thống máy chủ tên miền DNS.
Các tổ chức, doanh nghiệp thường mua các thiết bị, phần mềm bảo vệ dịch vụ Email chuyên dùng để giải quyết vấn đề chặn, lọc spam, virus. Tuy nhiên đây là giải pháp giải quyết cho hệ thống bên nhận (Receiver), chưa thực sự giải quyết vấn đề cho bên gửi (Sender) làm thế nào để tạo ra 1 hệ thống email tin cậy, rõ nguồn gốc để cho việc gửi email được thông suốt.
Giải pháp xác thực, bảo mật thư điện tử SPF, DKIM, DMARC4 (đã được chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế) dựa trên nền tảng hệ thống máy chủ tên miền DNS là một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất để giải quyết vấn đề của cả bên gửi và nhận.
Giải pháp này không phức tạp, ít tốn kém chi phí, giúp giải quyết 2 vấn đề lớn là: chặn lọc thư rác (spam email) và thư giả mạo (phishing email).
Mặc dù không trực tiếp chặn lọc các email có chứa mã độc, tuy nhiên do các email chứa mã độc thường được phát tán từ các nguồn không tin cậy (thư rác, thư giả mạo), nên giải pháp trên đã chặn lọc các email này ngay từ gốc:
1. SPF (Sender Policy Framework): SPF là giải pháp xác thực thư điện tử đơn giản giúp phát hiện giả mạo và cũng là bước đầu tiên trong quá trình xác thực thư điện tử. SPF giúp xác thực chính xác nguồn gốc thư điện tử của một tên miền cụ thể, được gửi từ máy chủ gửi thư đã được chỉ định. SPF thông báo cho máy chủ nhận thư xác thực bằng cách kiểm tra thông tin máy chủ gửi thư có trong bản ghi SPF được khai báo trên hệ thống DNS với tên miền thư điện tử tương ứng.
2. DKIM (DomainKeys Identified Mail): DKIM là giải pháp giúp bảo đảm khả năng xác thực và toàn vẹn thư điện tử trong quá trình truyền gửi trên mạng. DKIM thực hiện mã hóa nội dung thư và chữ ký DKIMSignature. Quá trình này bảo đảm rằng thư điện tử gửi đi không bị can thiệp thay đổi trên đường truyền tới bên nhận. Bên nhận sử dụng thông tin khóa công khai đã được khai báo trên hệ thống DNS để xác thực chữ ký và giải mã nội dung thư. Do đó giúp ngăn chặn việc có thể can thiệp vào thư điện tử, thay đổi nội dung trên đường truyền và sau đó gửi đi với nội dung mới.
3. DMARC (Domain-based Message Authentication, Reporting & Conformance): DMARC là giải pháp xác thực thư điện tử được xây dựng dựa trên các giao thức SPF và DKIM. DMARC là kỹ thuật tiên tiến nhất, dựa trên xác thực trường Header From của thông điệp và liên kết với những thông tin đã được xác thực bởi SPF và DKIM. DMARC thiết lập các chính sách xác thực thư điện tử, công khai trên hệ thống DNS, giúp cho các máy chủ nhận thư kiểm tra, phân loại, lọc các thư điện tử giả mạo của tên miền cụ thể bằng cách xác thực tính hợp lệ của SPF và/hoặc DKIM và gửi các báo cáo, hoạt động giả mạo liên quan đến tên miền thư điện tử cho máy chủ gửi thư. Với DMARC, chủ sở hữu của tên miền gửi thư có thể thiết lập chính sách cho phía nhận thư cách xử lý một thư không xác thực (chặn – reject, cô lập – quarantine hoặc giám sát – monitoring), thay vì được xử lý theo cách của phía nhận.
2. Chặn cổng 25
Qua theo dõi giám sát VNCERT/CC nhận thấy phần lớn các thư điện tử rác xuất phát từ IP động do bị nhiễm mã độc, hoặc vì các mục đích marketing, quảng cáo, dùng các công cụ bắn mail spam qua giao thức SMTP (TCP port 25). Nếu chặn cổng 25 đối với các IP động sẽ giảm thiểu việc các ISP của Việt Nam bị lạm dụng phát tán hoặc phát tán thư điện tử rác. Hiện nay trên thế giới có 1 số các ISP lớn của một số nước nước đã thực hiện chặn cổng 25 như AT&T, Cable One, NetZero
(VNCERT/CC) –Hằng ngày có đến hàng chục hàng trăm Email gửi tới nhưng chỉ một vài thư trong đó là có ích cho người dùng. Những Email còn lại là từ những người quấy rối, quảng cáo, các thư mời chào mua hàng,… khiến người dùng cảm thấy phiền hà và không muốn xuất hiện ở gmail. Hãy cùng VNCERT/CC tìm hiểu và ngăn chặn thư rác trong Gmail.
Thư rác từ người lạ
Trong hộp thư đến Gmail sẽ có ít nhất vài spam mail bất kỳ đến từ những người họ không hề quen biết. Thường là những nhà quảng cáo, muốn lôi kéo thêm khách hàng về cho công ty hoặc tệ hơn là lừa đảo mạo danh để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Những người này có thể tìm thấy địa chỉ Gmail cá nhân người dùng thông qua:
Hack mail: Mặc dù độ bảo mật của Gmail khá là tốt, tuy nhiên vẫn có khả năng bị hack. Người dùng Gmail vẫn có thể bị rò rỉ thông tin mail ra ngoài.
Mua data: Nếu người dùng có tham gia các chương trình bốc thăm, khuyến mãi có yêu cầu cung cấp địa chỉ Gmail, khả năng cao Gmail sẽ được sử dụng để bán thông tin cho bên thứ 3. Những người có nhu cầu sẽ mua data bao gồm các địa chỉ Gmail về để gửi thư quảng cáo.
Scraping: Có một số công cụ rà soát thông tin Gmail (trên website hoặc trên Facebook) để tìm kiếm các địa chỉ mail được đăng trực tuyến. Người gửi spam mail sẽ sử dụng công cụ này và gửi thư quảng cáo đến những địa chỉ được tìm thấy.
Cách chặn thư rác trong Gmail
Bất kể khi nào người dùng nhấp vào nút “Mark as spam”, Gmail sẽ sử dụng thông tin đó để ngăn chặn các thư có nội dung tương tự được gửi trong tương lai cho tất cả mọi người sử dụng dịch vụ webmail này. Cách sau đây sẽ giúp người dùng loại bỏ thư rác một cách tự động trong thư mục Trash hoặc bất kì thư mục nào được chỉ định.
Bước 1: Vào Seeting–> Filters and Blocked Addresses
Bước 2: Chọn “Create a new filter”
Bước 3: Nhập multipart/ related. gif’ vào trường ‘Has the words” và Đánh dấu vào ô “Has Attachment’
Bước 4: Nhấp Next và chọn “Delete it” để chuyển trực tiếp các thư rác tới thư mục Trash của Gmail.
Lưu ý: Sẽ có một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế lọc thư của Gmail và rất có thể khiến cho một số thư từ người gửi bạn bè thực sự có thể bị chuyển sang thư mục Trash. Để đảm bảo việc này không xảy ra, người dùng có thể tạo một thư mục mới với các label cụ thể và thay đổi cấu trúc nhằm điều hướng lại các thư có liên quan tới thư mục mới này.
Cảnh báo lừa đảo mạo danh ngân hàng ngày càng phức tạp
(VNCERT/CC)-Gần đây, tình trạng lừa đảo qua tin nhắn mạo danh ngân hàng lại tiếp diễn với mức độ phức tạp hơn đầu năm 2021.
Cẩn trọng với các tin nhắn mạo danh
Theo ghi nhận phản ánh của nhiều người dân đến hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) của Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây hiện tượng phát tán SMS lừa đảo người dùng truy cập vào các trang web giả mạo các ngân hàng lại tiếp tục xuất hiện. Đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng fake SMS Brandname để gửi tin nhắn giả mạo, mà còn sử dụng nhiều đầu số di động để thực hiện thủ đoạn lừa đảo này.
Xuất hiện tin nhắn mạo danh ngân hàng ACB và Sacombank vào ngà 10/11/2021
Phòng ngừa những tin nhắn mạo danh
Cục An toàn thông tin đề nghị người dân cần kiểm tra, xác minh kỹ website, ứng dụng (app) trong tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng. Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Đồng thời, người dùng cần thông báo cho cơ quan công an hoặc Cục An toàn thông tin khi phát hiện các đối tượng sử dụng, mua bán, trao đổi các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) qua số đường dây nóng của Cục An toàn thông tin: 0339035656.
Câu 1:Quy trình cấp Giấy chứng nhận tên định danh của Cục An toàn thông tin như thế nào?
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tên định danh sử dụng cho mục đích quảng cáo sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận tên định danh theo quy trình sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký cấp tên định danh thông qua 02 hình thức. sau:
Nộp hồ sơ giấy về địa chỉ:
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cấp tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 4: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện bổ sung hồ sơ theo thông báo đối với các hồ sơ không hợp lệ hoặc thực hiện nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận tên định danh qua tài khoản của Cục An toàn thông tin đối với các hồ sơ đã được phê duyệt.
Bước 5: Cục An toàn thông tin trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh đối với các hồ sơ hợp lệ đã nộp lệ phí thành công.
Câu 2:Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh của Cục An toàn thông tin như thế nào?
Cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh là việc cấp Giấy chứng nhận tên định danh cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh với thời hạn giữ nguyên như Giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh theo quy trình sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh bao gồm:
Bản khai Cấp lại tên định danh với các thông tin thay đổi mới nhất của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP
Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần mới nhất, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thay đổi lần mới nhất, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân …
Địa chỉ nhận hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ tương tự như quy trình cấp Giấy chứng nhận tên định danh.
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 4:Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện bổ sung hồ sơ theo thông báo đối với các hồ sơ không hợp lệ hoặc thực hiện nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh qua tài khoản của Cục An toàn thông tin đối với các hồ sơ đã được phê duyệt.
Bước 5:Cục An toàn thông tin trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh đối với các hồ sơ hợp lệ đã nộp lệ phí thành công.
Câu 3:Quy trình gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh của Cục An toàn thông tin như thế nào?
Gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh là việc cấp Giấy chứng nhận tên định danh cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh với thời hạn mới.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, trước thời điểm hết hạn Giấy chứng nhận tên định danh ít nhất 15 ngày làm việc, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh phải thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh theo quy trình sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh bao gồm:
Bản khai Gia hạn tên định danh với các thông tin cập nhật mới nhất của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP
Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần mới nhất, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thay đổi lần mới nhất, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân …
Địa chỉ nhận hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ tương tự như quy trình cấp Giấy chứng nhận tên định danh.
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 4:Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện bổ sung hồ sơ theo thông báo đối với các hồ sơ không hợp lệ hoặc thực hiện nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh qua tài khoản của Cục An toàn thông tin đối với các hồ sơ đã được phê duyệt.
Bước 5:Cục An toàn thông tin trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh đối với các hồ sơ hợp lệ đã nộp lệ phí thành công.
Câu 4: Tôi có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bằng cách nào và ở đâu?
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua một trong các hình thức sau:
Nộp hồ sơ giấy:
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh cho mục đích quảng cáo có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bằng bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính. Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
Nộp hồ sơ trực tuyến:
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh cho mục đích quảng cáo có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bằng bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
Đối với các hồ sơ trực tuyến nộp qua hệ thống dịch vụ công, nếu không tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản giấy theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu trên để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ.
Trong hồ sơ đề nghị ghi chú rõ nội dung: “Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công).
Sau khi nhận được hồ sơ bản giấy, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu với hồ sơ đã được phê duyệt trên hệ thống dịch vụ công. Nếu hồ sơ đúng quy định và cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã thực hiện nộp lệ phí thành công, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành trả kết quả trên hệ thống này.
Câu 5: Sau khi gửi hồ sơ thì bao lâu tôi nhận được kết quả hồ sơ? Nếu hồ sơ của tôi gửi đạt yêu cầu và sau khi tôi hoàn thiện các yêu cầu về nộp lệ phí thì sau bao lâu tôi nhận được Giấy chứng nhận?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục An toàn thông tin sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh thông qua 02 hình thức sau:
Đối với các hồ sơ nộp trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công, Cục An toàn thông tin sẽ sử dụng các tính năng có sẵn của hệ thống để gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh. Theo đó, người dùng sẽ nhận được email tự động từ hệ thống với nội thông báo trạng thái xử lý của hồ sơ. Khi đó, người dùng cần phải đăng nhập vào hệ thống để có thể xem được văn bản thông báo kết quả hồ sơ của Cục An toàn thông tin gửi.
Đối với các hồ sơ nộp bản giấy về địa chỉ của Cục An toàn thông tin, kết quả hồ sơ sẽ được gửi đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh thông qua thư điện tử. Theo đó, Cục An toàn thông tin sẽ gửi thông báo kết quả hồ sơ đến các email đã được khai báo trong bản khai cấp tên định danh, cụ thể là email của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh, email của người quản lý tên định danh và email của người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh.
Kết quả của hồ sơ được thông báo đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh bao gồm nội dung sau:
Đối với hồ sơ không hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ thông báo kết quả hồ sơ bao gồm nội dung “Hồ sơ đăng ký tên định danh bị từ chối” và toàn bộ lý do vì sao hồ sơ không hơp lệ để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh có thể chỉnh sửa hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với hồ sơ hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ gửi thông báo kết quả “Hồ sơ đăng ký tên định danh được phê duyệt” và thông báo nộp lệ phí với thông tin về tài khoản nhận tiền lệ phí của Cục An toàn thông tin. Riêng đối với hồ sơ nộp trên hệ thống dịch vụ công sẽ có thêm thông báo nộp hồ sơ bản giấy về Cục An toàn thông tin để đối chiếu tính pháp lý đối với các hồ sơ không tuân thủ theo quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Sau khi nhận được thông báo nộp lệ phí, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải tiến hành nộp lệ phí qua tài khoản của Cục An toàn thông tin theo đúng thông báo đã nhận được và chuyển lại bằng chứng nộp lệ phí thành công (ví dụ: hình ảnh màn hình giao dịch thành công trên các ứng dụng banking, hình ảnh giấy nộp tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi có xác nhận của ngân hàng, …) thông qua email [email protected] đối với các hồ sơ nộp bản giấy hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công đối với các hồ sơ nộp bản điện tử để bộ phận kế toán của Cục An toàn thông tin kiểm tra và xác nhận tình trạng nộp lệ phí.
Đối với hồ sơ giấy nộp về Cục An toàn thông tin, sau khi bộ phận kế toán xác nhận cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã hoàn thành việc thanh toán lệ phí (khoảng 3 – 4 ngày sau khi nộp lại bằng chứng thanh toán lệ phí thành công, không kể thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết), cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh gửi qua thư điện tử.
Đối với hồ sơ điện tử nộp trên hệ thống dịch vụ công, sau khi bộ phận kế toán xác nhận cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã hoàn thành việc thanh toán lệ phí và hồ sơ bản giấy được cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi về Cục An toàn thông tin để đối chiếu tính pháp lý là hợp lệ thì Cục An toàn thông tin sẽ trả kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh trên hệ thống dịch vụ công trong vòng 1 ngày làm việc sau đó.
Câu 6: Đơn vị tôi đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh rồi, tuy nhiên, bây giờ đơn vị tôi muốn đăng ký thêm hình thức sử dụng là cuộc gọi và thay đổi người quản lý tên định danh thì cần phải làm thủ tục gì?
Đối với các trường hợp muốn thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký tên định danh mà không liên quan đến thông tin trên Giấy chứng nhận tên định danh đã cấp, cụ thể là:
Thông tin về hình thức sử dụng tên định danh
Thông tin về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
Thông tin về lĩnh vực hoạt động tên định danh
Thông tin về nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
Thông tin về người quản lý tên định danh
thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh cần làm thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký tên định danh.
Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký tên định danh được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi thông tin bao gồm:
Công văn yêu cầu thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký tên định danh.
Bản khai Cấp tên định danh với các thông tin thay đổi theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP
Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, tài liệu về người quản lý tên định danh được thay đổi, …
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ thay đổi thông bằng bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính về địa chỉ:
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
Bước 2: Cục An toàn thông tin tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi thông của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 3: Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả của hồ sơ đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thông qua thư điện tử và không cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh.
Nội dung thông báo kết quả thuộc một trong hai trường hợp sau:
Nếu hồ sơ hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ gửi email xác nhận các thông tin thay đổi để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể sử dụng tên định danh với các thông tin mới đã thay đổi.
Nếu hồ sơ không hợp lệ: Cục An toàn thông tin sẽ gửi email thông báo lý do vì sao hồ sơ không hợp lệ và yêu cầu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tiến hành bổ sung hồ sơ, giải trình và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Câu 7: Khi nào thì tôi phải thực hiện thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh? Khi nào thì thực hiện thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ cấp giấy chứng nhận tên định danh?
Giấy chứng nhận tên định danh có sự thay đổi một trong những thông tin liên quan tới tên định danh đã được cấp, cụ thể:
Thông tin về tên cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh,
Thông tin về địa chỉ của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh,
Thông tin về số Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sở hữu tên định danh.
Giấy chứng nhận tên định danh bị mất.
Còn đối với các trường hợp muốn thay đổi một trong những thông tin trên hồ sơ đăng ký tên định danh mà không liên quan đến thông tin trên Giấy chứng nhận tên định danh đã cấp thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ cấp Giấy chứng nhận tên định danh. Các thông tin thay đổi có liên quan, cụ thể là:
Thông tin về hình thức sử dụng tên định danh.
Thông tin về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh.
Thông tin về lĩnh vực hoạt động tên định danh.
Thông tin về nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh.
Thông tin về người quản lý tên định danh.
Câu 8: Thủ tục cấp tên định danh đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Nghị định này chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam.
Do vậy, đối với các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam sẽ không được thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh.
Còn đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam nếu có nhu cầu đăng ký tên định danh sử dụng cho mục đích quảng cáo thì cần thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo đúng quy định tại Điều 24, 25, 26 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Câu 9: Nguyên tắc nào để xác định được việc cấp tên định danh cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp khi có nhiều hồ sơ cùng đăng ký 1 tên định danh? Một cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký tối đa bao nhiêu tên định danh? Một tên định danh có được cấp cho 2 chủ sở hữu khác nhau hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn và gọi điện thoại.
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh được cấp cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp là duy nhất trên hệ thống tên định danh quốc gia. Nghĩa là tên định danh chỉ được cấp cho một chủ sở hữu bất kể tên định danh đó được sử dụng cho mục đích quảng cáo hay không sử dụng cho mục đích quảng cáo.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, việc đăng ký và sử dụng tên định danh được thực hiện theo các nguyên tắc sau: bình đẳng, không phân biệt đối xử; đăng ký trước được quyền sử dụng trước; tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.
Câu 10: Việc đặt tên định danh có tuân thủ quy tắc gì không?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
Tên định danh đăng ký phải tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.
Câu 11: Cách thức nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua hệ thống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn theo các bước như sau:
ký tài Đăng khoản
Bước 1: Từ Cổng Dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn người dùng chọn Đăng ký để tạo tài khoản truy cập.
Bước 2: Nếu là doanh nghiệp và sử dụng chứng thư số thể đăng ký tài khoản thì vui lòng tải công cụ ký điện tử trên Windows hoặc MacOS.
Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin và hoàn thành đăng ký.
Bước 4: Đăng nhập Hệ thống Cổng Dịch vụ công bằng tài khoản đã đăng ký.
Nộp hồ sơ trực tuyến
Bước 1: Đăng nhập Hệ thống Cổng Dịch vụ công bằng tài khoản đã được kích hoạt. Chọn dịch vụ công để nộp hồ sơ.
Bước 2: Hoàn thành thông tin hồ sơ, đính kèm các tệp thành phần hồ sơ. Sau khi điền đầy đủ thông tin, kích nút Nộp hồ sơ.
Bước 3: Hồ sơ được gửi đi thành công, sau khi được cơ quan xử lý hồ sơ tiếp nhận sẽ được cấp mã số hồ sơ để tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ.
Bổ sung hồ sơ trực tuyến
Bước 1: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cần chỉnh sửa bổ sung thì tổ chức, cá nhân sẽ nhận được thông báo. Đăng nhập hệ thống dịch vụ công để xem hướng dẫn chi tiết về yêu cầu bổ sung tại Trang cá nhân -> Danh sách giao dịch; Mở hồ sơ có trạng thái Yêu cầu bổ sung để xem yêu cầu bổ sung và Bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Chỉnh sửa hồ sơ và tải các tệp có yêu cầu chỉnh sửa; Gửi hồ sơ đã bổ sung.
Thanh toán phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính
Bước 1: Trường hợp thủ tục có liên quan đến việc đóng phí, lệ phí thì tổ chức, cá nhân sẽ nhận được thông báo. Tại Trang cá nhân -> Danh sách giao dịch, mở hồ sơ để xem và nộp phí, lệ phí trực tuyến (nếu có nhu cầu).
Tổ chức, cá nhân có thể chọn hình thức thanh toán phổ biến như nộp trực tiếp tại đơn vị hoặc chuyển khoản. Sau khi có chứng từ nộp tiền, đính kèm bản chụp chứng từ vào hồ sơ và Lưu thông tin. Cơ quan giải quyết hồ sơ sẽ kiểm tra để xác nhận trạng thái hồ sơ đã thanh toán phí, lệ phí.
Nếu có nhu cầu dùng thanh toán trực tuyến, chọn phương thức thanh toán trực tuyến và bấm nút Thanh toán trực truyến.
Bước 2:Chọn ngân hàng và bấm nút Thanh toán.
Bước 3: Xác nhận thông tin thanh toán để hoàn tất quá trình thanh toán trực tuyến.
Bước 4: Kiểm tra trạng thái đã thanh toán phí, lệ phí.
Hướng dẫn tra cứu hồ sơ
Bước 1: Tại Trang chủ của hệ thống Cổng Dịch vụ công. Vào mục Tra cứu hồ sơ.
Bước 2: Nhập mã số hồ sơ, kích nút Tra cứu.
Bước 3: Bấm nút Xem để xem chi tiết Quá trình xử lý hồ sơ.
Câu 12: Thành phần hồ sơ đăng ký cấp tên định danh là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, thành phần hồ sơ đăng ký tên định danh bao gồm:
Đối với tổ chức:
Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trongtrường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Đối với cá nhân:
Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần nộp một số tài liệu để minh chứng cho các thông tin trong bản khai cấp tên định danh theo từng trường hợp, cụ thể là:
Tài liệu về sản phẩm, dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh đã khai tại mục số 3 trong bản khai. Tài liệu về sản phẩm/dịch vụ là tài liệu cung cấp thông tin tường minh về sản phẩm/dịch vụ, để hiểu được sản phẩm/dịch vụ đó là gì.
Tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tên miền (ví dụ như Giấy chứng nhận đăng ký tên miền, hợp đồng mua bán tên miền, …).
Tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với các thương hiệu đã được đăng ký thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ.
Tài liệu chứng minh cho việc được phép kinh doanh đối với các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và các văn bản có liên quan (ví dụ: các giấy phép con, chứng chỉ con, …).
Các văn bản xác minh thông tin về người quản lý tên định danh và người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh đã khai.
Câu 13: Thành phần hồ sơ cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 27, 28 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, thành phần hồ sơ cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh bao gồm:
Bản khai Cấp lại/gia hạn tên định danh với các thông tin thay đổi mới nhất của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp theo Biểu mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;
Các tài liệu có liên quan, ví dụ như: tài liệu về sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần mới nhất, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thay đổi lần mới nhất, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân, tài liệu về người quản lý tên định danh được thay đổi, …
Câu 14: Làm thế nào để có thể điền đúng các thông tin trong bản khai đăng ký tên định danh?
Điền chính xác tên bản khai: “Bản khai cấp tên định danh” hoặc “Bản khai cấp lại tên định danh” hoặc “Bản khai gia hạn tên định danh”
Phần thông tin chung
Mục 1. Tên định danh đăng ký
Điền chính xác tên định danh đăng ký vào các ô trống có sẵn, mỗi ô trống tương đương với 1 ký tự.
Mục 2. Hình thức sử dụng
Điền chính xác hình thức sử dụng tên định danh: “Tin nhắn” hoặc “Cuộc gọi” hoặc “Tin nhắn và Cuộc gọi”.
Mục 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
Đề nghị ghi chính xác nội dung “Sử dụng tên định danh để quảng cáo cho các sản phẩm …” (với … là tên sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh) và cung cấp tài liệu mô tả sản phẩm, dịch vụ.
Mục 4. Lĩnh vực hoạt động
Tham chiếu và ghi chính xác tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam.
Mục 5. Dự kiến sử dụng tên định danh trên các mạng
Đánh dấu tích vào các nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
Mục 6. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký
Điền đầy đủ và chính xác các thông tin (tại mục 6.1 đến 6.6) về cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đăng ký tên định danh
Đối với cá nhân: mục 6.2 đề nghị điền thông tin về số CMND/Hộ chiếu
Đối với tổ chức/doanh nghiệp: mục 6.2 đề nghị điền thông tin số Giấy phép ĐKKD
Mục 7. Người quản lý tên định danh
Điền đầy đủ và chính xác thông tin của người quản lý tên định danh đăng ký (từ mục 7.1 đến 7.8), người quản lý tên định danh cần phải là người có hợp đồng lao động với tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
Đối với trường hợp người quản lý tên định danh không phải là người đại diện pháp luật, đơn vị cần cung cấp các tài liệu xác minh sau:
Văn bản ủy quyền/giao nhiệm vụ quản lý tên định danh từ người có thẩm quyền cho cá nhân quản lý tại mục này.
Hợp đồng lao động/Giấy xác nhận công tác/Quyết định bổ nhiệm của người quản lý đã khai và có đóng dấu xác nhận của đơn vị.
Thông tin của người quản lý đã khai ở mục 7 phải khớp với thông tin trong HĐLĐ.
Mục 8. Người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh
Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tự làm thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị điền đầy đủ thông tin của người đại diện làm thủ tục tên định (từ mục 8.1 đến 8.8).
Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị bỏ trống mục 8 hoặc có thể điền thông tin của cá nhân thuộc đơn vị được ủy quyền và làm Giấy ủy quyền theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
Phần 2. Tài liệu kèm theo
Đề nghị ghi đầy đủ, chính xác tên tất cả các tài liệu gửi kèm trong Hồ sơ đăng ký tên định danh ngoại trừ Bản khai (Mẫu 01).
Câu 15: Hồ sơ giấy và tài liệu như thế nào được coi là đúng quy định?
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký tên định danh được coi là đúng quy định khi:
Bản khai cấp/cấp lại, gia hạn tên định danh phải là bản gốc:
Đối với tổ chức/doanh nghiệp: phần xác nhận phải có chữ ký tươi của người có thẩm quyền và có đóng con dấu của tổ chức/doanh nghiệp.
Đối với cá nhân/hộ kinh doanh cá thể: phần xác nhận phải có chữ ký tươi của cá nhân/chủ hộ kinh doanh cá thể và đóng con dấu (nếu có).
Các tài liệu do cơ quan quản lý nhà nước cấp hoặc do đơn vị khác phát hành thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần cung cấp được bản sao có chứng thực trong vòng thời hạn 6 tháng trở lại đây. Ví dụ như:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hộ kinh doanh;
Quyết định thành lập tổ chức/doanh nghiệp;
CMND/CCCD/Hộ chiếu;
Các giấy phép con, chứng chỉ con;
Giấy chứng nhận đăng ký tên miền;
…
Các tài liệu do cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh phát hành thì trong hồ sơ cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ cần cung cấp bản sao y nội bộ của đơn vị trong vòng 6 tháng trở lại đây. Ví dụ như:
Hợp đồng dịch vụ;
Giấy ủy quyền;
Biên bản ghi nhớ;
…
Các tài liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới dạng điện tử sử dụng chữ ký số và không có bản giấy, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần cung cấp bổ sung hình ảnh tra cứu chính xác thông tin về văn bản đó trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng. Hình ảnh tra cứu và tài liệu này cần nộp trong hồ sơ phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tên định danh.
Đối với các tài liệu tiếng nước ngoài, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần phải cung cấp bản dịch thuật công chứng.
Trường hợp tổ chức/doanh nghiệp không được cấp các giấy phép con/chứng chỉ con tương ứng với các lĩnh vực hoạt động có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư mà chi nhánh/cửa hàng của của các tổ chức/doanh nghiệp này mới là đơn vị được cấp phép thì trong hồ sơ đăng ký tên định danh của đơn vị cần phải cung cấp được giấy phép con/chứng chỉ con của toàn bộ các chi nhánh hiện tại của đơn vị hoặc cung cấp 01 giấy phép con/chứng chỉ con của 01 chi nhánh/cửa hàng kèm theo văn bản xác nhận, cam kết chịu trách nhiệm về việc tất cả các chi nhánh/cửa hàng hiện tại của đơn vị đều được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng tên miền mua từ các tổ chức nước ngoài, không có hợp đồng mua bán hoặc giấy chứng nhận thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần phải cung cấp được một trong các tài liệu sau để xác minh quyền sở hữu đối với tên miền:
Hóa đơn mua bán,
Email hoặc văn bản xác nhận việc mua bán,
Hình ảnh tra cứu thông tin về tên miền trên website whois.com.
Các tài liệu này phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
Câu 16: Tôi phải liên hệ với ai để được tư vấn, hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh và phải vào đâu để tải được các biểu mẫu có liên quan?
Nhằm mục đích hỗ trợ các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên định danh để phục vụ mục đích quảng cáo thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan, Cục An toàn thông tin đã công bố số điện thoại đường dây sử dụng tiếp nhận, xử lý và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc có liên quan đến tên định danh và công bố hướng dẫn đăng ký tên định danh trên cổng thông tin điện tử chính thức của Cục An toàn thông tin. Các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thắc mắc cần được giải đáp, hướng dẫn có thể liên hệ số điện thoại đường dây nóng 033 9035656 hoặc email [email protected].
Câu 17: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng tên định danh để gửi thông báo về các hoạt động nôi bộ của đơn vị, và thông báo làm việc đến khách hàng không có mục đích quảng cáo. Vậy tôi có phải làm thủ tục xin cấp tên định danh hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Nghị định này chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam. Định nghĩa về tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đã được làm rõ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
Do vậy, trước hết đơn vị cần tham chiếu nội dung tin nhắn và cuộc gọi của mình tới khách hàng để xác định xem đây có phải là tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo hay không. Nếu không phải là tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể chủ động làm việc trực tiếp với các nhà mạng để sử dụng dịch vụ tên định danh không phục vụ cho mục đích quảng cáo mà nhà mạng đang cung cấp.
Nhà mạng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, khai báo và đồng bộ dữ liệu về tên định danh không sử dụng cho mục đích quảng cáo đã khai cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp trên hệ thống mạng của mình về hệ thống quản lý tên định danh quốc gia của Cục An toàn thông tin theo hướng dẫn tại công văn số 304/CATTT-VNCERTT ngày 8/4/2021 của Cục An toàn thông tin về việc hướng dẫn thực hiện đăng ký, khai báo, quản lý tên định danh theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP.
Câu 18: Tôi có thể xin cấp tên định danh để quảng cáo cho dịch vụ không thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty tôi không? Lĩnh vực hoạt động quy định tại mục 4 là Lĩnh vực hoạt động của đơn vị hay Lĩnh vực hoạt động của sản phẩm/dịch vụ mà đơn vị tôi xin cấp để quảng cáo.
Tổ chức/doanh nghiệp không được sử dụng tên định danh để quảng cáo cho các sản phầm/dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động mà đơn vị không được cấp phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do vậy, đơn vị không thể xin cấp tên định danh để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ không thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
Về phần lĩnh vực hoạt động ở đây là lĩnh vực hoạt động của tên định danh. Nghĩa là cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp dự kiến sử dụng tên định danh đang đăng ký để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực nào thì cần điền thông tin của lĩnh vực đó vào mục số 4 trong phần 1 – Thông tin chung trong bản khai. Lĩnh vực hoạt động cần điền phải được tham chiếu chính xác theo tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 4 hoặc cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam. Thông tin về lĩnh vực hoạt động cần điền tại mục 4 phải tương ứng với sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh đã khai ở mục số 3 trong phần bản khai.
Câu 19: Tôi có thể nhờ người khác (cá nhân hoặc doanh nghiệp) làm thủ tục đăng ký tên định danh được không? Nếu được cần giấy tờ và các thủ tục như thế nào? Và nếu hồ sơ không được phê duyệt thì tôi cần bổ sung, chỉnh sửa và gửi lại các thành phần hồ sơ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay phải gửi lại cả bộ hồ sơ hoàn thiện?
Theo quy định, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tên định danh có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp khác thực hiện các thủ tục đăng ký tên định danh với Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với trường hợp này, trong hồ sơ đăng ký tên định danh cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần nộp sẽ phải bổ sung thêm giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục đăng ký tên định danh theo Biểu mẫu số 03 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Giấy ủy quyền cần nộp phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Nếu hồ sơ đăng ký tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp bị từ chối thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện chỉnh sửa, bổ sung các thành phần hồ sơ còn thiếu/bị sai theo yêu cầu trong thông báo kết quả hồ sơ và gửi về Cục An toàn thông tin trong vòng 1 tháng kể từ khi Cục An toàn thông tin gửi thông báo kết quả hồ sơ. Ngoài thời hạn nêu trên, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tên định danh cần nộp toàn bộ hồ sơ đăng ký tên định danh theo đúng quy định.
Câu 20: Thời hạn sử dụng tên định danh đã được cấp là bao lâu? Sau khi hết hạn sử dụng có thực hiện gia hạn được không? Và tối đa được gia hạn bao nhiêu lần?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh mà thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh thì thời hạn sử dụng của tên định danh vẫn được giữ nguyên như thời hạn trên giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, trong trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh mà thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh khi gần hết hạn thì thời hạn cho 01 lần gia hạn sử dụng tên định danh là 03 năm và không giới hạn số lần gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
Câu 21: Công ty tôi đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ và có nhiều công ty con, nhiều chi nhánh. Tại sao công ty mẹ của chúng tôi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh nhưng các công ty con và chi nhánh lại không sử dụng được tên định danh này và ngược lại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong hệ thống tên định danh quốc gia và các tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng các tên định danh đã được Cục An toàn thông tin cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh cho phép, không được xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã đăng ký tên định danh.
Do vậy, để các công ty con hoặc chi nhánh của công ty mẹ nêu trên có thể sử dụng tên định danh đã được cấp thì giữa các đơn vị cần có văn bản thống nhất và cho phép việc sử dụng tên định danh đã được cấp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam sao cho không được xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên định danh.
Câu 22: Tại sao công ty tôi đã đăng ký tên định danh với nhà mạng nhưng hiện nay không thể thực hiện sử dụng được tên định danh này cho việc quảng cáo sản phẩm của công ty?
Theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và công văn số 304/CATTT-VNCERTT ngày 8/4/2021 của Cục An toàn thông tin về việc hướng dẫn thực hiện đăng ký, khai báo, quản lý tên định danh theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, các tên định danh không sử dụng cho mục đích quảng cáo sẽ được các nhà mạng viễn thông chủ động khai báo trên hệ thống mạng của mình và đồng bộ dữ liệu về hệ thống quản lý tên định danh do Cục An toàn thông tin vận hành để quản lý. Do vậy, khi đơn vị đăng ký tên định danh với nhà mạng, đơn vị sẽ chỉ được sử dụng tên định danh đó với mục đích không quảng cáo.
Để đăng ký tên định danh sử dụng cho mục đích quảng cáo, đơn vị cần nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về Cục An toàn thông tin để được xử lý.
Câu 23: Tôi đã đăng ký tên định danh A cho Hộ Kinh doanh A do tôi làm chủ hộ kinh doanh. Do phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh tôi đã xin thành lập doanh nghiệp tên B cũng do tôi làm đại diện pháp luật. Vây doanh nghiệp tên B có thể sử dụng tên định danh này cho hoạt động quảng cáo hay không? Nếu không tôi phải làm các thủ tục gì để được sử dụng tên định danh đó?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hộ kinh doanh A và doanh nghiệp B là 02 pháp nhân độc lập, không có liên quan đến nhau. Do vậy, khi tên định danh A đã được Cục An toàn thông tin cấp cho Hộ kinh doanh A thì Doanh nghiệp B sẽ không được quyền sử dụng tên định danh này trừ trường hợp được Hộ kinh doanh A cho phép theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số91/2020/NĐ-CP.
Theo đó, để Doanh nghiệp B có thế sử dụng được tên định danh A thì doanh nghiệp B cần cung cấp được văn bản cho phép sử dụng tên định danh A từ Hộ kinh doanh A theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không được cho phép, Doanh nghiệp B chỉ có thể sử dụng được tên định danh A khi:
Trong trường hợp sau khi chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, Hộ kinh doanh A đã giải thể thì trong hồ sơ đăng ký tên định danh A Doanh nghiệp B cần cung cấp được bằng chứng bằng văn bản việc Hộ kinh doanh A đã giải thể. Khi đó, tên định danh A sẽ được cấp cho Doanh nghiệp B nếu hồ sơ đăng ký tên định danh của đơn vị này hợp lệ.
Còn trong trường hợp 02 đơn vị này là 02 pháp nhân độc lập thì sau khi Hộ kinh doanh A thực hiện xong thủ tục thu hồi tên định danh A thì Doanh nghiệp B mới có thể đăng ký và sử dụng được tên định danh này.
Câu 24: Trường hợp nào thì tên định danh bị thu hồi? Thủ tục thu hồi tên định danh ra sao?
Căn cứ Điều 29 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, việc thu hồi tên định danh được thực hiện trong các trường hợp sau:
Sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc thực hiện cuộc gọi rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Chậm nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh quá thời gian 30 ngày;
Tên định danh hết hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn;
Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng tên định danh;
Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình thu hồi tên định danh được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định căn cứ pháp lý để thực hiện việc thu hồi tên định danh, cụ thể như sau:
Đối với các trường hợp thu hồi tên định danh do chậm nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh quá thời gian 30 ngày hoặc do tên định danh hết hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn: Cục An toàn thông tin sẽ căn cứ vào dữ liệu của hệ thống quản lý tên định danh quốc gia để xác định thời hạn hết hạn, thời hạn gia hạn và thời hạn quá hạn nộp chi phí duy trì của tên định danh.
Đối với các trường hợp thu hồi tên định danh theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng tên định danh: Cục An toàn thông tin sẽ căn cứ vào văn bản đề nghị của cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh.
Đối với trường hợp thu hồi tên định danh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cục An toàn thông tin sẽ căn cứ vào văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện thu hồi tên định danh.
Bước 2: Thực hiện thu hồi tên định danh
Sau khi xác định được căn cứ pháp lý, Cục An toàn thông tin sẽ thực hiện thu hồi tên định danh trên hệ thống quản lý tên định danh quốc gia và ra thông báo thu hồi tên định danh bao gồm căn cứ, lý do và thời gian thu hồi.
Bước 3: Thông báo kết quả
Sau khi thu hồi tên định danh, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Thông báo thu hòi tên định danh cho cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh đó thông qua thư điện tử.
Tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên định danh sau khi bị thu hồi.
Câu 25: Trong quá trình sử dụng tên định danh đã được cấp, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận tên định danh có cần phải thực hiện theo chế độ báo cáo nào hay không? Nếu có, thì thời hạn và nội dung báo cáo cụ thể là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo, các cá nhâ, tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh có trách nhiệm thực hiện các chế độ báo cáo có liên quan, cụ thể:
Tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh có hách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo bao gồm:
Các số liệu về tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ quảng cáo, dịch vụ nội dung bằng tên định danh trong kỳ báo cáo.
Số liệu tổng hợp về việc sử dụng tên định danh đối với quảng cáo bằng tin nhắn và quảng cáo bằng cuộc gọi.
Các kiến nghị (nếu có).
Doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo bao gồm:
Số liệu về tổng doanh thu và mức độ tăng trưởng từ dịch vụ quảng cáo bằng tên định danh trong kỳ báo cáo.
Thống kê số lượng tên định danh được sử dụng (đã khai báo trên hệ thống, có phát sinh lưu lượng tin nhắn, cuộc gọi).
Số liệu tổng hợp về việc sử dụng tên định danh nói chung.
Số liệu tổng hợp về việc sử dụng tên định danh theo sản phẩm, dịch vụ.
Thống kê số liệu về các mức cước tin nhắn sử dụng tên định danh.
Các kiến nghị (nếu có).
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tin nhắn có trách nhiệm báo cáo hàng năm theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo bao gồm:
Số liệu về tình hình trao đổi tin nhắn trong kỳ báo cáo.
Số liệu về tình hình tin nhắn rác trong kỳ báo cáo.
Các kiến nghị (nếu có).
Về thời gian báo cáo:
Báo cáo định kỳ hàng năm thực hiện trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, thời gian chốt số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Hình thức thực hiện báo cáo: các đối tượng thực hiện báo cáo theo hình thức gửi bản mềm có xác thực gửi về hòm thư điện tử [email protected] và cập nhật vào Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.
Câu 26: Trong quá trình sử dụng tên định danh được cấp, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận tên định danh sẽ bị xử phạt như thế nào nếu vi phạm?
Các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận tên định danh cần phải tuân thủ đúng theo quy định về việc sử dụng tên định danh được qu định tại Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nếu vi phạm, các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP. Mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm của chủ sở hữu tên định danh, ví dụ như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các tên định danh không phải do Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc đã được do Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh đó cho phép hoặc sử dụng tên định sau khi bị thu hồi.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 27: Để được cấp tên định danh, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp cần phải nộp những khoản phí, lệ phí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 23 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, các cá nhân tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh phải nộp lệ phí theo từng thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 269/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin, mức lệ phí phải nộp cụ thể như sau:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận tên định danh lần đầu: 200.000đ/lần cấp.
Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận tên định danh: 100.000đ/lần cấp.
Lệ phí sửa đổi nội dung giấy chứng nhận tên định danh: 100.000đ/lần cấp.
Về phần chi phí duy trì hoạt động tên định danh, Cục An toàn thông tin hiện đang xây dựng và đưa nội dung này vào dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Do vậy, chưa có mức thu chi tiết cho khoản chi phí này. Các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp được cấp tên định danh tạm thời chưa phải nộp khoản chi phí duy trì này cho đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Câu 28: Khi nào thì cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp các khoản phí, lệ phí, chi phí liên quan đến tên định danh được cấp? Và làm cách nào để có thể nộp được?
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ thực hiện việc nộp lệ phí khi có thông báo nộp lệ phí của Cục An toàn thông tin. Thông báo nộp lệ phí sẽ được Cục An toàn thông tin gửi đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký tên định danh của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp là hợp lệ theo quy định của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP thông qua thư điện tử (đối với hồ sơ nộp bản giấy) hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công (đối với hồ sơ nộp bản điện tử).
Việc nộp lệ phí sẽ được thực hiện bằng hình thức nộp tiền vào tài khoản của Cục An toàn thông tin đã được thông báo trong thông báo nộp lệ phí gửi đến cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp sau khi nhận được thông báo nộp lệ phí sẽ tiến hành việc nộp lệ phí qua tài khoản bằng một trong các cách sau:
Chuyển khoản trực tuyến trên các ứng dụng banking của các ngân hàng.
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện nộp tiền mặt tại các quầy giao dịch của ngân hàng.
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện nộp tiền bằng hình thức ủy nhiệm chi ra ngân hàng.
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán lệ phí qua các cổng thanh toán trực tuyến được tích hợp sẵn trên cổng dịch vụ công như momo, viectcombank, viettelpay, … đối với các hồ sơ nộp trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công.
Câu 29: Sau khi nộp lệ phí xong, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có cần thông báo lại cho Cục An toàn thông tin không? Nếu có thì thông báo bằng cách nào?
Sau khi thực hiện nộp lệ phí xong, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp bằng chứng chứng minh việc nộp lệ phí thành công qua tài khoản về địa chỉ [email protected] (đối với hồ sơ nộp bản giấy) hoặc đính kèm bằng chứng này lên hệ thống dịch vụ công (đối với hồ sơ nộp bản điện tử).
Sau khi nhận được lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi kết quả là Giấy chứng nhận tên định danh tới cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh thông qua thư điện tử hoặc hệ thống dịch vụ công.
{{CODEfaq}}
Thủ tục cấp tên định danh
Căn cứ theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91),
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên định danh phục vụ hoạt động quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin theo quy trình sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Phương thức nộp
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua một trong các hình thức sau:
Nộp hồ sơ giấy
Hồ sơ bản giấy đề nghị nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:
Nơi nhận:Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0243.6404423
Nộp hồ sơ trực tuyến
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
Đối với các hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu tại mục a để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ. Trong hồ sơ đề nghị ghi chú rõ nội dung: “Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dichvucong.mic.gov.vn).
Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu sau đó mới trả kết quả.
Thành phần Hồ sơ cần nộp bao gồm:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
– Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
– Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí
Đối với các hồ sơ hợp lệ
Sau 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính: Cục ATTT sẽ gửi email [email protected] thông báo kết quả. Nội dung email xác nhận kết quả hồ sơ hợp lệ và cung cấp thông tin về việc đóng lệ phí cấp tên định danh.
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin kết quả và hướng dẫn nộp lệ phí qua cổng dịch vụ công.
Đối với các hồ sơ không hợp lệ
Sau 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại tendinhdanh.ais.gov.vn: Cục ATTT sẽ gửi email từ địa chỉ [email protected] thông báo kết quả xác nhận không hợp lệ và lý do vì sao hồ sơ không hợp lệ để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh hoàn thiện.
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua cổng dịch vụ công.
Bước 3: Nộp lệ phí, chi phí duy trì
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh.
Nộp Lệ phí
– Tên loại Lệ phí: Lệ phí cấp/cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
– Mức thu chi tiết: 200.000 đ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
– Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản
+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.
+ Nội dung nộp như sau: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]”. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký.
LƯU Ý: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh khi có thông báo từ Cục An toàn thông tin.
Nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh sau khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 4: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh
– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ [email protected].
– Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh.
Chú ý: Để tra cứu trạng thái tên định danh (đã được đăng ký/chưa được đăng ký), tổ chức/cá nhân soạn tin gửi về 5656 theo cú pháp: TIM [ten dinh danh can tra cuu] gửi 5656.
Đầu mối giải đáp:
Trung tâm VNCERT/CC, hotline: 033 9035656, email: [email protected]. Khi gửi email đề nghị ghi rõ trong tiêu đề thư điện tử “[Tên định danh]…..”
PHỤ LỤC
Hướng dẫn điền Bản khai xin cấp/cấp lại/gia hạn tên định danh
theo Biểu mẫu số 01
1. Tên bản khai
– Điền chính xác tên bản khai: “Bản khai cấp tên định danh” hoặc “Bản khai cấp lại tên định danh” hoặc “Bản khai gia hạn tên định danh”
2. Phần thông tin chung
– Mục 1. Tên định danh đăng ký
Điền chính xác tên định danh đăng ký vào các ô trống có sẵn, mỗi ô trống tương đương với 1 ký tự.
– Mục 2. Hình thức sử dụng
Điền chính xác hình thức sử dụng tên định danh: “Tin nhắn” hoặc “Cuộc gọi” hoặc “Tin nhắn và Cuộc gọi”.
– Mục 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
Đề nghị ghi chính xác nội dung “Sử dụng tên định danh để quảng cáo cho các sản phẩm …” (với … là tên sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh) và cung cấp tài liệu mô tả sản phẩm, dịch vụ.
– Mục 4. Lĩnh vực hoạt động
Tham chiếu và ghi chính xác tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam.
– Mục 5. Dự kiến sử dụng tên định danh trên các mạng
Đánh dấu tích vào các nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
– Mục 6. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký
Điền đầy đủ và chính xác các thông tin (tại mục 6.1 đến 6.6) về cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đăng ký tên định danh
+ Đối với cá nhân: mục 6.2 đề nghị điền thông tin về số CMND/Hộ chiếu
+ Đối với tổ chức/doanh nghiệp: mục 6.2 đề nghị điền thông tin số Giấy phép ĐKKD
– Mục 7. Người quản lý tên định danh
Điền đầy đủ và chính xác thông tin của người quản lý tên định danh đăng ký (từ mục 7.1 đến 7.8), người quản lý tên định danh cần phải là người có hợp đồng lao động với tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
Đối với trường hợp người quản lý tên định danh không phải là người đại diện pháp luật, đơn vị cần cung cấp các tài liệu xác minh sau:
+ Văn bản ủy quyền/giao nhiệm vụ quản lý tên định danh từ người có thẩm quyền cho cá nhân quản lý tại mục này.
+ Hợp đồng lao động/Giấy xác nhận công tác/Quyết định bổ nhiệm của người quản lý đã khai và có đóng dấu xác nhận của đơn vị.
+ Thông tin của người quản lý đã khai ở mục 7 phải khớp với thông tin trong HĐLĐ.
– Mục 8. Người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh
+ Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tự làm thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị điền đầy đủ thông tin của người đại diện làm thủ tục tên định (từ mục 8.1 đến 8.8).
+ Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị bỏ trống mục 8 hoặc có thể điền thông tin của cá nhân thuộc đơn vị được ủy quyền và làm Giấy ủy quyền theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
3. Phần 2. Tài liệu kèm theo
– Đề nghị ghi đầy đủ, chính xác tên tất cả các tài liệu gửi kèm trong Hồ sơ đăng ký tên định danh ngoại trừ Bản khai (Mẫu 01)
· Lưu ý:
– Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải cung cấp được Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Các tài liệu công chứng phải có thời hạn 6 tháng trở lại đây.
– Đối với các tài liệu tiếng nước ngoài, phải cung cấp bản dịch thuật công chứng.
Hướng dẫn đăng ký/hủy đăng ký DNC
Nguồn: VNCERT/CC
Hướng dẫn kết nối DNC tự động
Quy trình kết nối, cập nhật số điện thoại trong danh sách không quảng cáo (DNC)
Thông tin Máy chủ/API để bổ sung Nhà QC vào danh sách nhận DNC. Thông tin Máy chủ/API bao gồm: Địa chỉ IP (public) của máy chủ tiếp nhận DNC và Cơ chế xác thực bảo mật (khuyến nghị dùng JWT).
Bước 3: Cục ATTT sẽ gửi các thông tin phản hòi kết quả kết nối cho Nhà Quảng cáo từ địa chỉ [email protected]
Thông tin liên hệ:
Ông Phạm Việt Anh, số điện thoại: 0988.691.090
Danh sách đen địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác
Danh sách đen địa chỉ IP phán tán thư điện tử rác
Vui lòng tải danh sách đen địa chỉ IP phán tán thư điện tử ráctại đây.
IP blacklist là gì?
IP là từ viết tắt của Internet Protocol nghĩa là giao thức internet. Hiểu đơn giản IP là địa chỉ của một thiết bị phần cứng được kết nối mạng, giống như địa chỉ nhà hay địa chỉ công ty. Các thiết bị điện tử như máy tính, máy chủ, laptop nếu muốn kết nối và giao tiếp với nhau bắt buộc phải có địa chỉ IP
Blacklist là là tên gọi chung của các tổ chức phát hiện và thống kê các máy chủ gửi thư rác gây phiền toái cho người dùng.
IP blacklist là gì?
IP blacklist là địa chỉ máy chủ bị kẻ xấu lợi dụng và gửi thư rác (email spam) cho người dùng với số lượng lớn. Khi bị liệt kê vào blacklist các máy chủ này sẽ bị chặn và không thể tiếp tục thực hiện các hành động như gửi hoặc nhận email được nữa.
Cách các tổ chức bắt IP blacklist
+ Từ báo cáo của người dùng về việc phải nhận email rác
+ Nhận thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ gửi email
+ Tạo các địa chỉ email ngẫu nhiên và xem có nhận được email rác từ các IP máy chủ không. Nếu có tất cả các IP này đều sẽ bị liệt blacklist.
Tại sao IP bị liệt vào blacklist?
Lý do chính các IP máy chủ bị liệt vào blacklist chính là do các IP này được sử dụng để gửi thư spam cho người dùng. Nếu bạn không phải người cài đặt server để gửi các email rác này thì hãy kiểm tra lại xem hệ thống đang bị xâm nhập và chơi xấu hay không. Ngoài ra một số IP bị rơi vào blacklist khá oan đó là do các tổ chức “bắt” nhầm IP khiến IP sạch bị rơi vào blacklist với lỗi spam thư.
Cách kiểm tra IP có ở trong blacklist hay không
Nếu bạn không thể gửi các email trong chiến dịch email marketing đến người dùng hoặc bỗng nhiên thấy tỷ lệ mở thư đột nhiên giảm thì rất có thể IP máy chủ của bạn đã bị liệt vào blacklist và bị chặn rồi đó. Dưới đây là 2 trang web có thể giúp bạn check IP có nằm trong blacklist hay không.
Nếu không biết chắc địa chỉ IP của máy chủ bạn có thể điền tên miền của email server. Hiện hầu hết các doanh nghiệp đều dùng email với tên miền riêng để gửi thư cho khách hàng. Bạn cũng có thể kiểm tra IP blacklist bằng tên miền này.
Lưu ý: Nếu chưa biết thông tin IP của máy chủ bạn cũng có thể tìm trên web này bằng tab “My IP”
Hướng dẫn gỡ IP blacklist
Sau khi đã kiểm tra và nếu vô tình thấy IP của mình đã bị rơi vào blacklist thì bạn nên có biện pháp để gỡ các IP này.
Đầu tiên bạn nên chuyển việc gửi mail cho khách sang một IP máy chủ mới để tránh gián đoạn và ảnh hưởng xấu đến công việc.
Thứ hai, thay đổi toàn bộ mật khẩu email quản trị để loại bỏ tình trạng kẻ xấu tiếp tục xâm nhập vào IP của bạn.
Sau đó hãy nâng cao bảo mật bằng cách quét các mã độc trên hệ thống và loại bỏ tất cả các mã xấu này.
Cuối cùng và quan trọng nhất. Khi đã đảm bảo IP máy chủ của mình trong sạch và an toàn hãy gửi yêu cầu gỡ bỏ đến các tổ chức Blacklist. Một số tổ chức có thẩm quyền bạn có thể gửi email gỡ IP blacklist như.
Có một số tổ chức sẽ tự động trả lại IP của bạn sau thời hạn khóa nhất định. Thông thường từ 7-10 ngày hoặc lâu hơn tùy vào số thư rác được gửi đi từ IP server.
Căn cứ theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91), Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên định danh phục vụ hoạt động quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin theo quy trình sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Phương thức nộp
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua một trong các hình thức sau:
Nộp hồ sơ giấy
Hồ sơ bản giấy đề nghị nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ: Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0241.6404423
Nộp hồ sơ trực tuyến
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn. Thành phần Hồ sơ cần nộp bao gồm:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
– Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
– Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;
– Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Đối với cá nhân
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
– Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;
– Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Đối với hộ kinh doanh cá thể
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
– Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
– Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có). Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí Đối với các hồ sơ hợp lệ
Sau 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính: Cục ATTT sẽ gửi email [email protected] thông báo kết quả. Nội dung email xác nhận kết quả hồ sơ hợp lệ và cung cấp thông tin về việc đóng lệ phí cấp tên định danh.
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin kết quả và hướng dẫn nộp lệ phí qua cổng dịch vụ công. Đối với các hồ sơ không hợp lệ
Sau 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại tendinhdanh.ais.gov.vn: Cục ATTT sẽ gửi email từ địa chỉ [email protected] thông báo kết quả xác nhận không hợp lệ và lý do vì sao hồ sơ không hợp lệ để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh hoàn thiện.
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua cổng dịch vụ công. Bước 3: Nộp lệ phí, chi phí duy trì
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh. Nộp lệ phí
– Tên loại Lệ phí: Lệ phí cấp/cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
– Mức thu chi tiết: 200.000 đ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
– Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản
+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.
+ Nội dung nộp như sau: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]“. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký. Nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh sau khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bước 4: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh
– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ [email protected].
– Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh. Đầu mối giải đáp:
Bà Đặng Thị Ngọc Trang, số điện thoại: 0985.1368.94, email: [email protected]. Khi gửi email đề nghị ghi rõ trong tiêu đề thư điện tử “[Tên định danh]…..”
PHỤ LỤC
Hướng dẫn điền Bản khai xin cấp/cấp lại/gia hạn tên định danh
theo Biểu mẫu số 01
1. Tên bản khai
– Điền chính xác tên bản khai: “Bản khai cấp tên định danh” hoặc “Bản khai cấp lại tên định danh” hoặc “Bản khai gia hạn tên định danh” 2. Phần thông tin chung
– Mục 1. Tên định danh đăng ký
Điền chính xác tên định danh đăng ký vào các ô trống có sẵn, mỗi ô trống tương đương với 1 ký tự.
– Mục 2. Hình thức sử dụng
Điền chính xác hình thức sử dụng tên định danh: “Tin nhắn” hoặc “Cuộc gọi” hoặc “Tin nhắn và Cuộc gọi”.
– Mục 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
Ghi rõ tên sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh và cung cấp tài liệu mô tả sản phẩm, dịch vụ
– Mục 4. Lĩnh vực hoạt động
Tham chiếu và ghi chính xác tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam.
– Mục 5. Dự kiến sử dụng tên định danh trên các mạng
Đánh dấu tích vào các nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
– Mục 6. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký
Điền đầy đủ các thông tin (tại mục 6.1 đến 6.6) về cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đăng ký tên định danh
+ Đối với cá nhân: mục 6.2 đề nghị điền thông tin về số CMND/Hộ chiếu
+ Đối với tổ chức/doanh nghiệp: mục 6.2 đề nghị điền thông tin số Giấy phép ĐKKD
– Mục 7. Người quản lý tên định danh
Điền đầy đủ thông tin của người quản lý tên định danh đăng ký (từ mục 7.1 đến 7.8), người quản lý tên định danh cần phải là người có hợp đồng lao động với tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
– Mục 8. Người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh
+ Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tự làm thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị điền đầy đủ thông tin của người đại diện làm thủ tục tên định (từ mục 8.1 đến 8.8)
+ Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị bỏ trống mục 8 và làm Giấy ủy quyền theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP. 3. Phần 2. Tài liệu kèm theo
– Đề nghị ghi đầy đủ, chính xác tên tất cả các tài liệu gửi kèm trong Hồ sơ đăng ký tên định danh ngoại trừ Bản khai (Mẫu 01)
Đăng ký DNC
Phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác
Phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác
Đăng ký DNC
Quy trình kết nối, cập nhật số điện thoại trong danh sách không quảng cáo (DNC)
Bước 1. Thiết lập hệ thống để nhận DNC
Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quảng cáo (gọi là Nhà QC) tải Tài liệu hướng dẫn kết nối kỹ thuật vào danh sách DNC tại đây.
Nhà QC thiết lập máy chủ theo hướng dẫn và mở API để nhận sẵn sàng nhận Danh sách DNC.
Nhà quảng cáo (QC) gửi email yêu cầu đăng ký tiếp nhận danh sách DNC về địa chỉ [email protected]. Tiều đề email đặt là “Đăng ký vào danh sách DNC“. Thông tin trong email bao gồm:
Bản đăng ký được ký tên, đóng dấu đầy đủ và scan gửi về địa chỉ [email protected] theo mẫu tại Phụ lục.
Thông tin Máy chủ/API để bổ sung Nhà QC vào danh sách nhận DNC. Thông tin Máy chủ/API bao gồm: Địa chỉ IP (public) của máy chủ tiếp nhận DNC và Cơ chế xác thực bảo mật (khuyến nghị dùng JWT).
Bước 3. Cục ATTT sẽ gửi các thông tin phản hồi kết quả kết nối cho Nhà quảng cáo từ địa chỉ [email protected].
Thông tin liên hệ
Bà Đặng Thị Ngọc Trang, số điện thoại: 0985.1368.94
Quản lý danh sách đen địa chỉ IP
Danh sách đen địa chỉ IP phán tán thư điện tử rác
Vui lòng tải danh sách đen địa chỉ IP phán tán thư điện tử rác tại đây.
IP blacklist là gì?
IP là từ viết tắt của Internet Protocol nghĩa là giao thức internet. Hiểu đơn giản IP là địa chỉ của một thiết bị phần cứng được kết nối mạng, giống như địa chỉ nhà hay địa chỉ công ty. Các thiết bị điện tử như máy tính, máy chủ, laptop nếu muốn kết nối và giao tiếp với nhau bắt buộc phải có địa chỉ IP
Blacklist là là tên gọi chung của các tổ chức phát hiện và thống kê các máy chủ gửi thư rác gây phiền toái cho người dùng.
IP blacklist là gì?
IP blacklist là địa chỉ máy chủ bị kẻ xấu lợi dụng và gửi thư rác (email spam) cho người dùng với số lượng lớn. Khi bị liệt kê vào blacklist các máy chủ này sẽ bị chặn và không thể tiếp tục thực hiện các hành động như gửi hoặc nhận email được nữa.
Cách các tổ chức bắt IP blacklist
+ Từ báo cáo của người dùng về việc phải nhận email rác
+ Nhận thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ gửi email
+ Tạo các địa chỉ email ngẫu nhiên và xem có nhận được email rác từ các IP máy chủ không. Nếu có tất cả các IP này đều sẽ bị liệt blacklist.
Tại sao IP bị liệt vào blacklist?
Lý do chính các IP máy chủ bị liệt vào blacklist chính là do các IP này được sử dụng để gửi thư spam cho người dùng. Nếu bạn không phải người cài đặt server để gửi các email rác này thì hãy kiểm tra lại xem hệ thống đang bị xâm nhập và chơi xấu hay không. Ngoài ra một số IP bị rơi vào blacklist khá oan đó là do các tổ chức “bắt” nhầm IP khiến IP sạch bị rơi vào blacklist với lỗi spam thư.
Cách kiểm tra IP có ở trong blacklist hay không
Nếu bạn không thể gửi các email trong chiến dịch email marketing đến người dùng hoặc bỗng nhiên thấy tỷ lệ mở thư đột nhiên giảm thì rất có thể IP máy chủ của bạn đã bị liệt vào blacklist và bị chặn rồi đó. Dưới đây là 2 trang web có thể giúp bạn check IP có nằm trong blacklist hay không.
Nếu không biết chắc địa chỉ IP của máy chủ bạn có thể điền tên miền của email server. Hiện hầu hết các doanh nghiệp đều dùng email với tên miền riêng để gửi thư cho khách hàng. Bạn cũng có thể kiểm tra IP blacklist bằng tên miền này.
Lưu ý: Nếu chưa biết thông tin IP của máy chủ bạn cũng có thể tìm trên web này bằng tab “My IP”
Hướng dẫn gỡ IP blacklist
Sau khi đã kiểm tra và nếu vô tình thấy IP của mình đã bị rơi vào blacklist thì bạn nên có biện pháp để gỡ các IP này.
Đầu tiên bạn nên chuyển việc gửi mail cho khách sang một IP máy chủ mới để tránh gián đoạn và ảnh hưởng xấu đến công việc.
Thứ hai, thay đổi toàn bộ mật khẩu email quản trị để loại bỏ tình trạng kẻ xấu tiếp tục xâm nhập vào IP của bạn.
Sau đó hãy nâng cao bảo mật bằng cách quét các mã độc trên hệ thống và loại bỏ tất cả các mã xấu này.
Cuối cùng và quan trọng nhất. Khi đã đảm bảo IP máy chủ của mình trong sạch và an toàn hãy gửi yêu cầu gỡ bỏ đến các tổ chức Blacklist. Một số tổ chức có thẩm quyền bạn có thể gửi email gỡ IP blacklist như.
Có một số tổ chức sẽ tự động trả lại IP của bạn sau thời hạn khóa nhất định. Thông thường từ 7-10 ngày hoặc lâu hơn tùy vào số thư rác được gửi đi từ IP server.
Cảnh báo các cuộc gọi mạo danh cơ quan công an, tòa án, điện lực để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(VNCERT/CC) –Hiện nay, nhiều người dân phản ánh đang bị các số điện thoại lạ mạo danh các cơ quan công an, tòa án, bưu điện, ngân hàng, nhân viên ngành điện lực để lừa đảo lấy cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản.
Trong hời gian gần đây, hệ thống tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), đã ghi nhận nhiều người dùng phản ánh nhận được các cuộc gọi mạo danh công an, tòa án, cảnh sát giao thông, ngân hàng, bưu điện, điện lực để thông báo nợ cước dịch vụ,… yêu cầu người dân chuyển khoản tiền.
Số điện thoại lạ mạo danh cơ quan Công an gọi điện đe dọa lừa đảo
Nội dung phản ánh của người dùng cho thấy các hành vi lừa đảo này khá tinh vi. Cụ thể, các đối tượng thường giả danh cơ quan Nhà nước như: Giả danh Bộ Công an, cảnh sát giao thông, Viện Kiểm sát, Tòa án,… gọi điện thông báo ra đóng phát nguội, bưu phẩm từ toà án nhân triệu tập do có khoản nợ quá hạn từ Ngân hàng,… Theo quy định của pháp luật, để giải quyết các hành vi vi phạm, cơ quan chức năng phải làm việc trực tiếp với công dân. Đồng thời, không có quy định nào cho phép cơ quan chức năng được yêu cầu công dân nộp tiền phạt qua điện thoại.
Ảnh minh họa
Một số hành vi còn giả danh các cơ quan chức năng, nhân viên ngành điện lực gọi điện yêu cầu thanh toán tiền điện, thông báo tạm ngưng cung cấp điện và bắt làm theo hướng dẫn, đòi cắt điện nếu không chuyển tiền. Các đối tượng lừa đảo thường đánh vào tâm lý lo sợ, nhẹ dạ cả tin của nhiều người dân, người tiêu dùng để chiếm đoạt tài sản. Không chỉ có vậy, hành vi giả mạo các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác để chiếm đoạt tài sản đã và đang gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì thế, nếu nhận được điện thoại tự xưng là công an, toàn án, điện lực thì người dân nên tỉnh táo và bình tĩnh giải quyết. Nhằm tránh sa bẫy của những đối tượng lừa đảo nói trên, người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hiện các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa. Cụ thể, chỉ nên tiếp nhận thông tin từ các kênh chính thống; tuyệt đối không thanh toán tiền cho người lạ hoặc chuyển tiền vào các tài khoản khi chưa tiến hành xác minh thông tin.
Khi nhận được các cuộc gọi mạo danh như trên, người dùng phản ánh ngay cho Cục An toàn thông tin theo cú pháp V (nguồn phát tán)(nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656: hoặc phản ánh tại website https://chongthurac.vn/ để Trung tâm VNCERT/CC – Cục ATTT kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý./.
Bỗng dưng mất 50 triệu vì chiêu “nâng cấp sim điện thoại”
Bỗng dưng chủ thẻ tín dụng mang nợ hàng chục triệu đồng từ các chiêu thức giả mạo nhà mạng nâng cấp lên sim 4G.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra cảnh báo hiện tượng nhiều người tiêu dùng bị mất tiền do các chiêu thức giả mạo nhà mạng viễn thông, nhắn tin hướng dẫn nâng cấp sim 4G để lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người tiêu dùng. Đáng chú ý, các chiêu thức lừa đảo tinh vi như vậy không chỉ xảy ra ở TP.HCM, mà người tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Tháp… cũng phản ánh thực trạng tương tự.
Thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận hàng chục cuộc gọi, đơn thư phản ánh về việc bị một số đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng Vinaphone, Mobifone gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP và thanh toán hàng chục triệu đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.
Đơn cử như trường hợp của chị P.T.P.T tại TP.HCM bị chiếm đoạt hơn 30 triệu đồng từ chiêu thức lừa đảo nêu trên. Cụ thể, chiều ngày 20 – 2 vừa qua, chị T đã nhận được một cuộc gọi từ số điện thoại 024.66704…, tự xưng là nhân viên Mobifone hỗ trợ nâng cấp từ 3G lên 4G cho sim điện thoại của chị. Được giới thiệu là đổi sim miễn phí và giải thích rằng do dịch bệnh Covid-19 nên không thể gặp trực tiếp trao sim cho khách hàng, không nghi ngờ gì, chị T đã thực hiện nhắn tin theo cú pháp mà đối tượng lừa đảo hướng dẫn qua tin nhắn. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các thao tác trên để đổi sim 4G, chị T nhận thấy sim điện thoai chị đang dùng bị mất tín hiệu và vô hiệu hóa, không thể sử dụng được nữa. Cùng lúc đó, chị T nhận được thông báo gửi đến hộp thư điện tử Gmail của chị về việc thay đổi mật khẩu thành công đối với ứng dụng Fe Credit. Nhận thấy bất thường, chị T lập tức đến cửa hàng Mobifone để khóa và khôi phục sim. Sau khi sim được khôi phục, chị T truy cập ngay ứng dụng Fe Credit để kiểm tra, thì hạn mức sử dụng thẻ tín dụng Fe Credit của chị chỉ còn 70.000 đồng. Gọi điện lên tổng đài chăm sóc khách hàng của Fe Credit, chị T được thông báo đã phát sinh các giao dịch qua thẻ tín dụng với tổng số tiền 31.190.000 đồng chỉ trong vòng 30 phút kể từ khi sim điện thoại cũ của chị bị vô hiệu hóa.
Tương tự, cũng ở TP.HCM, chị N.T.H.M bị chiếm đoạt số tiền gần 50 triệu đồng. Ngày 18 – 1 – 2021, có một người gọi điện, tự xưng là nhân viên của Vinaphone và thông báo chị đang dùng gói 3G, nên chuyển sang 4G. Thấy tiện, chị M đồng ý. Ngay sau khi thực hiện các thao tác như hướng dẫn, khởi động lại máy, chị M nhận thấy sim của chị bị vô hiệu hóa, không có sóng. Hai ngày sau mới khôi phục sim, chị M nhận đươc tin nhắn từ Fe Credit thông báo dư nợ 49.231.000 đồng. Dù trước đó chưa từng kích hoạt tài khoản tín dụng của Fe Credit, nhưng trùng với thời điểm sim của chị bị vô hiệu hóa thì thẻ tín dụng Fe Credit của chị M đã được kích hoạt, lấy mã OTP gửi đến số điện thoại mà kẻ gian đã lấy cắp của chị để sử dụng thanh toán cho các giao dịch phát sinh tại FPT Shop Quận 10, TP.HCM.
Tránh mất tiền bằng cách nào?
Để tránh sa bẫy của những kẻ lừa đảo, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng khi nhận được tin nhắn hay thư điện tử có chứa đường dẫn lạ, không nên vội vàng truy cập hoặc nhấp vào đường dẫn đó. Đồng thời người tiêu dùng cần tìm hiểu thêm thông tin trên website chính thức của các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức tín dụng, ngân hàng… để kiểm chứng, xác thực thông tin. Bên cạnh đó, đối với những số điện thoại được sử dụng để xác thực các giao dịch tài chính, tín dụng trực tuyến, ví điện tử… người tiêu dùng cần tăng cường bảo mật cho sim điện thoại của mình, bằng cách cài đặt mã PIN cho sim điện thoại theo hướng dẫn của các doanh nghiệp viễn thông.
Trong trường hợp khi phát hiện thẻ sim điện thoại của mình bị vô hiệu hóa, người tiêu dùng nên liên hệ ngay với tổng đài của nhà mạng để yêu cầu khóa thẻ sim nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro kẻ gian sử dụng quyền kiểm soát sim, nhận mã OTP hòng chiếm đoạt tiền của người tiêu dùng thông qua các giao dịch trực tuyến, thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Hình thức lừa đảo bằng tin nhắn giả mạo đúng định danh nhà mạng, hay thời gian trước là các ngân hàng, ví điện tử, để chiếm đoạt SIM hay lấy tiền… không hề mới nhưng vẫn có nhiều người dùng sập bẫy.
Mô hình kẻ xấu dùng thiết bị phát sóng di động giả mạo để tung tin nhắn lừa đảo đến các thuê bao của nhà mạng
Trong khi đó, các nhà mạng vẫn loay hoay chưa có cách giải quyết về mặt công nghệ và cần đến sự vào cuộc của cơ quan công an.
Qua mặt được cả nhà mạng
Trao đổi với Tuổi Trẻ, các nhà mạng đều cho rằng hình thức lừa đảo người dùng bằng tin nhắn nâng cấp SIM di động 4G để chiếm đoạt luôn SIM thuê bao và các thông tin cá nhân xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Các chuyên gia bảo mật của Tập đoàn Bkav cũng cho biết việc các đối tượng xấu giả mạo tin nhắn định danh (brandname) của các doanh nghiệp như viễn thông, ngân hàng, ví điện tử… khiến nhiều người dùng mất cảnh giác, bị dẫn dụ truy cập vào các website giả mạo do chúng lập ra là một hình thức lừa đảo không mới. Tuy vậy “các nhóm tội phạm mạng đang gia tăng mạnh các chiến dịch lừa đảo nhắm đến người sử dụng, nhất là những người sử dụng nhiều dịch vụ trực tuyến” – ông Ngô Tuấn Anh, phó chủ tịch Tập đoàn Bkav, cho hay.
Về phía cơ quan quản lý, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) đã xác định được hình thức tấn công lừa đảo qua tin nhắn giả mạo và đã chính thức cảnh báo người dùng. Theo đại diện Cục An toàn thông tin, qua xác minh, đánh giá cho thấy các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster). “Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị” – đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.
Theo đó, trước tiên đối tượng sử dụng các thiết bị phát sóng giả mạo để thực hiện gửi tin nhắn rác trực tiếp vào điện thoại mà không thông qua mạng viễn thông di động. Các tin nhắn này bị các đối tượng thay đổi thông tin nguồn gửi (số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh) nhằm tạo lòng tin, đánh lừa người dùng. Nội dung tin nhắn thường là quảng cáo, hướng dẫn hoặc chứa đường link tới website giả mạo giống như các website chính thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng để dẫn dụ và đánh cắp thông tin của người dùng như tài khoản, mật khẩu, mã OTP…
Đang phối hợp công an ngăn chặn
Nhận định các hành vi trên rất tinh vi và nguy hiểm, Cục An toàn thông tin cho biết cục đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp viễn thông để triển khai các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xác minh và xử lý đối tượng vi phạm pháp luật.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nhà mạng lớn cũng cho hay đã cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng và đề nghị điều tra để phát hiện, xử lý các nhóm đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cao này. Đánh giá về tình trạng các thuê bao di động dễ dàng nhận được các tin nhắn lừa đảo, giả mạo, một chuyên gia bảo mật cho rằng dù sao các nhà mạng cũng chưa xử lý được vấn đề an toàn thông tin. Theo vị này, thông báo của Cục An toàn thông tin cho thấy phương thức tấn công của kẻ xấu là sử dụng thiết bị phát sóng giả mạo để nhắn tin giả mạo nhà mạng. “Cách thức này đã lợi dụng điểm yếu của hệ thống mạng hiện tại, vì thế ngoài các biện pháp cảnh giác của người sử dụng, các nhà mạng viễn thông cũng cần phải rà soát, cấu hình hệ thống của mình để phát hiện, ngăn chặn hình thức tấn công này” – vị chuyên gia này khuyến cáo.
Theo ông Ngô Tuấn Anh – phó chủ tịch Bkav, từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều đơn vị buộc phải mở hệ thống để có thể làm việc, cung cấp dịch vụ trực tuyến. Các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập môi trường kết nối an toàn, đánh giá an ninh hệ thống, có hệ thống giám sát… Riêng đối với người dùng, ông Ngô Tuấn Anh khuyến cáo người dùng cá nhân, các thuê bao di động, chủ tài khoản… Cần cảnh giác cao độ, không truy cập các đường link lạ, không được mất cảnh giác khi cung cấp các thông tin cá nhân.
Dấu hiệu để phát hiện tin nhắn lừa đảo
Cục An toàn thông tin cũng đã “bóc” được các bước thường thấy mà các đối tượng lừa đảo tiến hành để người dân cẩn trọng:
Bước 1: Phát tán tin nhắn rác lừa đảo
Đối tượng tấn công sử dụng các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) để gửi tin nhắn rác trực tiếp vào điện thoại mà không thông qua mạng viễn thông di động. Các tin nhắn này thường giả số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh để tạo lòng tin, đánh lừa người dùng. Nội dung tin nhắn thường là quảng cáo, hướng dẫn hoặc chứa đường link tới website giả mạo giống như các website chính thống của tổ chức tài chính, ngân hàng…
Bước 2: Người dùng cung cấp thông tin cá nhân
Người dùng không nhận biết được website giả mạo nên sẽ cung cấp thông tin cá nhân truy cập vào tài khoản ngân hàng như điền tên tài khoản, mật khẩu. Website giả mạo sẽ điều hướng sang website khác hoặc thông báo đề nghị người dùng chờ đợi. Đối tượng dùng thông tin cá nhân của người dùng để đăng nhập vào website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng để lấy mã xác thực OTP (nếu cần).
Bước 3: Lấy mã OTP của người dùng
Sau khi điện thoại người dùng nhận được mã xác thực OTP, website giả mạo sẽ được điều hướng sang trạng thái yêu cầu người dùng cung cấp mã xác thực OTP. Người dùng cung cấp nốt mã OTP, kẻ xấu sẽ hoàn tất quá trình chiếm đoạt.
Làm gì khi bị chiếm đoạt sim điện thoại?
Cẩn trọng trước các tin nhắn mời nâng cấp sim – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ngày 4-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết thời gian gần đây xuất hiện thủ đoạn kẻ xấu giả mạo nhà mạng viễn thông, gọi điện, nhắn tin hướng dẫn nâng cấp sim lên 4G để nhận ưu đãi bất ngờ. “Các cuộc gọi, tin nhắn này có kèm theo cú pháp, đường link lạ, hướng dẫn cài đặt app đã được lập trình các mã độc để chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người dùng. Tiếp đó, kẻ xấu sẽ lấy mã OTP và thanh toán hàng chục triệu đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng”. Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đơn vị đang điều tra, làm rõ nhóm kẻ xấu sử dụng chiêu thức này. “Kẻ lừa đảo sử dụng thông tin ẩn danh, mạo danh, các app chứa mã độc… để lừa đảo. Khi nạn nhân chuyển tiền đến thì các nghi phạm lại chuyển tiền qua một loạt tài khoản khác nhau hoặc chuyển tiền qua nước ngoài bằng tiền ảo gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, xử lý” – đại diện cục nói.
Cơ quan công an cho hay đã điều tra khám phá nhiều vụ án tương tự, tuy nhiên đến khi xác định ra các ổ nhóm thì các nghi phạm lại ở nước ngoài. Nhóm này còn thuê cả nhân viên, người lao động Việt Nam từ trong nước ra nước ngoài làm việc cho chúng. Nhóm tội phạm này còn đặt tổng đài từ nước ngoài gọi điện về trong nước lừa các nạn nhân thông qua việc sử dụng các cuộc gọi Internet, các ứng dụng như Zalo, Messenger để liên lạc.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân tuyệt đối không soạn tin theo cú pháp lạ; không cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng… Khi phát hiện thẻ sim trên điện thoại bị vô hiệu hóa, nghi ngờ do bị chiếm đoạt quyền kiểm soát sim, người dùng nên liên hệ ngay với các nhà mạng để yêu cầu khóa sim. Trường hợp nếu lỡ đã truy cập, đăng nhập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng vào các app, đường link của kẻ xấu thì nạn nhân nhanh chóng thông báo đến hotline của các tổ chức tín dụng, ngân hàng để yêu cầu thay đổi mật khẩu nhằm tránh mất tài khoản và tiền.
Công bố danh sách các tên định danh hợp lệ theo quy định của nghị định 91/2020/NĐ-CP
Thực hiện quy định tại Điều 36 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về việc chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận, rà soát hồ sơ và công bố danh sách các tên định danh hợp lệ theo đúng quy định bao gồm 02 danh sách:
– Danh sách 01: Danh sách các tên định danh hợp lệ (bao gồm các tên định danh hợp lệ được các nhà mạng khai báo trước ngày 1/10/2020 đã hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định và các tên định danh hợp lệ do Cục An toàn thông tin cấp từ ngày 01/10/2020 đến hết ngày 31/3/2021).
– Danh sách 02: Danh sách các tên định danh không liên quan đến hoạt động quảng cáo được khai báo trên hệ thống của các nhà mạng đến hết ngày 31/3/2021 do các nhà mạng gửi về Cục An toàn thông tin. Chi tiết danh sách các tên định danh hợp lệ tải tại đây:
Hải Dương: Bị lừa bay mất 120 triệu vì click vào link “Zalopay” giả
Nhận ship 100 con gà cho khách, chị T được yêu cầu nhấn vào một đường link để lấy tiền thanh toán. Tuy nhiên, sau khi làm theo, tài khoản của chị T đã “bốc hơi” 120 triệu đồng.
Mới đây, chị Nguyễn Thị T (sinh năm 1991, chủ một cơ sở kinh doanh tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) vừa làm đơn trình báo về việc bị chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, chị T vốn là một tiểu thương, chuyên cung cấp thịt gà ủ muối tiêu đóng gói sẵn cho khách tại địa phương và các tỉnh lân cận.
Ngày 14.3, chị T tiếp nhận một đơn hàng từ tài khoản Facebook có tên Nguyễn Vân Anh với số lượng 100 con gà trị giá 9,5 triệu đồng. Người này cho biết có địa chỉ tại Hoàng Mai (Hà Nội).
“Họ bảo nhà có cỗ và sẽ thanh toán chuyển khoản trước 50% nên mình cũng nhận lời. Họ có cung cấp điện thoại với một địa chỉ tại quận Hoàng Mai. Nhưng khi tôi bảo chia sẻ vị trí trực tiếp qua định vị để dễ ship hàng thì họ không đồng ý, bảo cứ đưa tới địa chỉ trên. Do cũng bán buôn nhiều và mình tin tưởng khách nên không nghi ngờ gì” – chị T cho hay.
Sau khi cung cấp số tài khoản cho Facebook Nguyễn Vân Anh, chị T vẫn không thấy tin nhắn của ngân hàng báo nhận được tiền.
“Mình có thắc mắc thì họ bảo đã gửi link thanh toán qua tin nhắn, họ thanh toán bằng Zalopay, cứ nhấn vào link đó và hoàn tất thì sẽ nhận được tiền” – chị T nói.
Đường link mà chị T nhận được có dạng zalopayonline.weebly.com. Sau khi nhấn vào liên kết này, địa chỉ đó yêu cầu chị nhập số tài khoản ngân hàng, mật khẩu và mã OTP.
Tin nhắn chứa đường link lạ giả mạo Zalopay với mục đích chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng được gửi đến điện thoại của chị T. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
“Tôi nhập mã OTP phải đến 4 – 5 lần nhưng không thấy tiền đâu cả. Đến lúc tôi kiểm tra lại tài khoản trong ngân hàng thì mất hết rồi” – chị T kể lại sự việc.
Theo trình báo của chị T, tổng số tiền chị bị chiếm đoạt lên tới khoảng 120 triệu đồng. Ngay sau khi sự việc diễn ra, chị T có liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ. Phía ngân hàng đã thông báo cho chị T đến cơ sở giao dịch để làm việc và liên hệ với phía công an trình báo sự việc.
Hiện công an phường Hiệp An (thị xã Kinh Môn, Hải Dương) đã tiếp nhận đơn của chị T. Cơ quan chức năng đang phối hợp với các bên liên quan để tiến hành xác minh, làm rõ sự việc.
Đây không phải vụ việc đầu tiên bị chiếm đoạt tài sản sau khi nhấn vào đường link lạ. Trong thời gian qua, rất nhiều người dùng đã nhận được các tin nhắn giả mạo ngân hàng, thông báo tài khoản đang có vấn đề, cần phải đăng nhập xác minh lại. Tuy nhiên, sau khi làm theo các hướng dẫn, nhiều người dùng đã bị lừa mất rất nhiều tiền.
Trước tình trạng trên, các ngân hàng và cơ quan chức năng liên tục phát đi các cảnh báo cho người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi giao dịch.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đề nghị người dân kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin để kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Cuộc chiến rác viễn thông: Chặn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác quấy rối khách hàng
Đây là tổng số thuê bao phát tán cuộc gọi rác mà Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và I Telecom đã chặn lọc thành công chỉ trong 2 tháng đầu của năm 2021.
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông) vừa tiến hành công bố kết quả việc triển khai ngăn chặn cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng.
Theo đó, đã có 111.694 thuê bao phát tán cuộc gọi rác đã được các nhà mạng chặn lọc thành công kể từ tháng 7/2020 đến hết tháng 2/2021. Đáng chú ý, chỉ trong 2 tháng đầu của năm 2021, đã có hơn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị xử lý bởi các nhà mạng.
Các nhà mạng đang triển khai mạnh việc dọn rác viễn thông theo sự điều phối của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt
Cụ thể, đã có 14.646 thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị xử lý trong tháng 1/2021 và 7.400 thuê bao bị xử lý trong tháng 2/2021. Trước đó, trong 6 tháng cuối cùng của năm 2020, trung bình mỗi tháng, các nhà mạng đã chặn lọc thành công khoảng 15.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác/tháng.
Đây là kết quả của chiến dịch “quét dọn” rác viễn thông được Cục Viễn thông triển khai từ tháng 7/2020. Kể từ thời điểm này, dưới sự điều phối của Cục Viễn thông, các nhà mạng đã thống nhất sẽ tiến hành xử lý dứt điểm cuộc gọi rác bằng biện pháp kỹ thuật.
Thống kê về lượng thuê bao bị chặn do phát tán cuộc gọi rác
Cuộc gọi rác được hiểu là cuộc gọi từ số điện thoại di động, cố định trong nước và quốc tế với nội dung quảng cáo, rao bán sản phẩm, dịch vụ mà người nhận không mong muốn. Cuộc gọi rác cũng dùng để chỉ các cuộc gọi có nội dung, mục đích lừa đảo, quấy rối, vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật.
Có 5 tiêu chí dùng để xác định thế nào là một cuộc gọi rác. Các tiêu chí này bao gồm tần suất thực hiện cuộc gọi, tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn, tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn, tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ và đặc điểm hành vi sử dụng của người dùng di động.
Bên cạnh đó, Cục Viễn thông còn sử dụng các tin nhắn dưới dạng USSD đằng sau mỗi cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác để ghi nhận ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng.
Trong trường hợp bị xác định là cuộc gọi rác, thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.
Tỷ lệ chặn thuê bao phát tán cuộc gọi rác theo từng nhà mạng trong tháng 2/2021
Với các nhà mạng, nếu không thực hiện nghiêm việc ngăn chặn cuộc gọi rác, các doanh nghiệp này có thể bị xem xét xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Nghị định số 185/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Ở thời điểm hiện tại, Viettel vẫn là nhà mạng làm tốt nhất trong việc ngăn chặn việc phát tán cuộc gọi rác. Theo số liệu của Cục Viễn thông, nhà mạng này chiếm tới 68% tổng lượng thuê bao bị ngăn chặn. Với các nhà mạng khác, 23% số thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị xử lý thuộc về VNPT, 8% của MobiFone, 1% của I Telecom và 0.19% của Vietnamobile.
Trước đó, thị trường viễn thông trong nước từng ghi nhận tình trạng chênh lệch lớn về tỷ lệ ngăn chặn thuê bao phát tán cuộc gọi rác giữa các doanh nghiệp viễn thông. Viettel và VNPT là 2 nhà mạng luôn có tỷ lệ “quét rác” viễn thông ở mức cao. Trong khi 2 nhà mạng khác là MobiFone và Vietnamobile lại có tỷ lệ “quét rác” khá thấp so với lượng thuê bao mà 2 doanh nghiệp này đang sở hữu.
Gửi mail quảng cáo không nhãn, một người dân Huế bị xử phạt 5 triệu đồng
Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP, mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn. Trong trường hợp vi phạm, người phát tán thư quảng cáo có thể bị xử phạt với số tiền lên tới 20 triệu đồng.
Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông C.Q.Đ (thành phố Huế) về việc gửi thư điện tử quảng cáo mà không gắn nhãn theo quy định.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2021, ông C.Q.Đ đã sử dụng địa chỉ mail cá nhân ([email protected]) để quảng cáo, tiếp thị vay vốn ngân hàng VPBank đến địa chỉ mail công vụ của các cá nhân, cơ quan, ban ngành nhà nước tại thành phố Huế.
Ông C.Q.Đ đã thừa nhận hành vi vi phạm quy định quản lý về gửi thư quảng cáo
Theo Thanh tra Sở TT&TT Thừa Thiên Huế, việc làm trên của ông C.Q.Đ đã bị phản ánh trên trang tương tác Hue-S với nội dung: “Thư điện tử quảng cáo không có gắn nhãn trong chủ đề. Vi phạm Điều 18 của Nghị định 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.”
Theo Điều 18, Nghị định 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn. Nhãn cho thư điện tử có dạng [QC] hoặc [AD] và được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề.
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, Thanh tra Sở TT&TT Thừa Thiên Huế đã triệu tập và làm việc trực tiếp với ông C.Q.Đ. Tại buổi làm việc, ông C.Q.Đ đã thừa nhận việc sử dụng địa chỉ mail của cá nhân để gửi thư điện tử quảng cáo, tiếp thị vay vốn của ngân hàng.
Trước sự giải thích, hướng dẫn của Thanh tra Sở TT&TT Thừa Thiên Huế, bản thân ông C.Q.Đ đã nhận thấy việc làm của mình là vi phạm quy định của pháp luật về thư điện tử rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Ông C.Q.Đ cũng cam đoan sẽ không tái diễn việc làm tương tự và xin chịu mọi hình thức xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi của ông C.Q.Đ sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Chánh Thanh tra Sở TT&TT Thừa Thiên Huế sau đó đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông C.Q.Đ bằng hình thức phạt tiền với số tiền 5 triệu đồng.
Cảnh báo: Hàng loạt đầu số giả danh các ngân hàng lớn như Vietcombank, ACB, Sacombank… liên tục gửi tin nhắn lừa đảo
Tình trạng các đầu số ngân hàng lớn nhắn tin lừa đảo vẫn chưa có hướng giải quyết khiến người dùng hoang mang.
Cách đây không lâu đã có rất nhiều người dùng chia sẻ về việc các đầu số ngân hàng như ACB, Sacombank… nhận được tin nhắn có nội dung rằng: “Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai. Neu khong phai ban dang tieu dung vui long nhap vào https://vn-‘tên ngân hàng’.com de huy thanh toan”.
Tin nhắn tới từ ngân hàng ACB với đường link giả mạo
Ngân hàng Sacombank cũng gặp trường hợp tương tự
Thậm chí, tin nhắn lừa đảo còn được gom chung vào cùng với tin nhắn thật từ ngân hàng
Và những ngày gần đây, khách hàng của Vietcombank lại một lần nữa trở thành mục tiêu của thủ đoạn lừa đảo tinh vi mới này. Rất nhiều khách hàng đã nhận được tin nhắn lừa đảo tới từ đầu số ngân hàng, thậm chí chúng còn có cả thông tin của các khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ.
Tin nhắn đến từ ngân hàng Vietcombank
Điều đặc biệt ở đây là những tin nhắn trên đến từ các đầu số của ngân hàng chứ không phải một số bất kì nào khác. Thậm chí, tinh vi hơn những tin nhắn này còn lọt vào cả tin nhắn thật của các ngân hàng.
Hiện tại, khi thử truy cập các đường link này chúng tôi đã thấy báo lỗi không tìm kiếm được nhưng theo nhiều phản hồi trước đó thì các đường link trên sẽ mở ra trang web giống với giao diện ngân hàng thật – nhưng thực chất là giả. Nếu không tỉnh táo mà nhập thông tin tài khoản vào thì bạn sẽ có nguy cơ bị bị mất tiền.
Trang web giả mạo của ngân hàng ACB
Việc này khiến mọi người rất hoang mang, bởi “tôn hành giả, giả hành tôn” lẫn lộn không thể phân biệt được do chúng đều tới từ tin nhắn mang đầu số của ngân hàng.
Thực chất, đây là một chiêu trò lừa đảo tinh vi và cực kì nguy hiểm, bởi những tin nhắn được gửi đến bằng đúng tên ngân hàng mà lẽ ra chỉ có đơn vị sở hữu thương hiệu mới có quyền sử dụng (SMS Brandname).
Tuy các ngân hàng đã nhanh chóng gửi cảnh báo đến khách hàng theo tin nhắn hoặc thông báo trên ứng dụng, nhưng hiện tại tình trạng này ngày càng nhiều hơn và vẫn chưa có giải pháp xử lý.
Quản lý cuộc gọi rác và giải pháp quản lý “Made in Viet Nam” của Viettel
Theo Cục Viễn thông, từ tháng 7 -12/2020, các nhà mạng đã ngăn chặn gần 90.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, giúp bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, giải pháp quản lý cuộc gọi rác “Made in Viet Nam” của Viettel với tỷ lệ chính xác lên đến 100%, đã giúp nhà mạng này có tỷ lệ chặn cuộc gọi rác cao nhất (chiếm hơn 60%).
Tình hình quản lý, ngăn chặn cuộc gọi rác năm 2020
Theo thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) sau khi triển khai giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng, từ tháng 7/2020 đến tháng 12/2020, 5 nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, ITelecom đã ngăn chặn được 89.649 thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Trong đó, nhà mạng Viettel đã ngăn chặn được nhiều thuê bao rác nhất, chiếm hơn 60% tổng số cuộc gọi rác: Tháng 7 đã chặn được 1.972 cuộc gọi; Tháng 8 là 14.427 cuộc gọi; Tháng 9 là 10.958 cuộc gọi; Tháng 10 là 9.810 cuộc gọi; Tháng 11 là 9.975 cuộc gọi; Tháng 12 là 7.844 cuộc gọi rác.
Thông tin từ Cục Viễn thông cho biết, riêng trong tháng 12/2020 đã có tổng cộng 17.290 thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị ngăn chặn, xử lý. Trong số trên Viettel chặn được 7.844 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, tương ứng với tỷ lệ 45%; VNPT/VinaPhone chặn 7.301 thuê bao (42%); MobiFone chặn 1.155 thuê bao (7%), ITelecom chặn 868 thuê bao (5%), Vietnamobile chặn 122 thuê bao (1%).
Theo Cục Viễn thông, trong thời gian tới, Cục sẽ cùng các nhà mạng tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về sim rác, tin nhắn rác, trong đó chú trọng truyền thông để người dân sử dụng sim thuê bao chính danh…
Trước đó, tháng 7/2020, Cục Viễn thông đã ra văn bản gửi các nhà mạng về việc thực hiện ngăn chặn cuộc gọi rác. Trong văn bản này, Cục đã thống nhất với các nhà mạng về cách hiểu thế nào là cuộc gọi rác. Bên cạnh đó, Cục đã chỉ rõ trách nhiệm của nhà mạng đối với việc ngăn chặn hành vi phát tán cuộc gọi rác, bảo vệ người tiêu dùng.
Tại cuộc họp ngày 12/6/2020, các nhà mạng đã nhất trí sẽ ngăn chặn cuộc gọi rác bằng cách triển khai các biện pháp kỹ thuật. Việc chặn lọc cuộc gọi rác sẽ căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việc chặn lọc cuộc gọi rác sẽ dựa trên 5 tiêu chí, bao gồm: số lượng cuộc gọi bất thường, tần suất cuộc gọi, khoảng cách giữa các cuộc gọi, độ dài cuộc gọi và phản hồi của người dùng di động đối với cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác. Việc thực hiện sẽ được áp dụng thuật toán dự đoán trên hạ tầng dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ học máy đối với tất cả các cuộc gọi nội và ngoại mạng.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình xây dựng giải pháp, đó là việc nhóm tìm được kênh phản hồi hiệu quả nhất qua tin nhắn flash. Để rồi, khi có được lượng phản hồi đủ lớn đầu tiên, nhóm rất vui mừng vì đã có được hướng đi cho chặng trường còn rất dài phía trước. Thậm chí, có những tin nhắn còn “hơn cả mong đợi” dù sai cú pháp với những dòng như “rất muốn chặn”, “cực kì làm phiền…”, đã làm nhóm phát triển thêm tin tưởng điều mình đã, đang và sẽ làm là đúng hướng. Đó là cảm xúc lớn nhất của nhóm phát triển trong suốt gần 1 năm xây dựng, từ khi nhận đề bài cho đến khi giải pháp được thử nghiệm, triển khai chính thức trên hệ thống.
Trong trường hợp bị xác định là cuộc gọi rác, thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng. Cục Viễn thông sẽ công bố định kỳ kết quả ngăn chặn cuộc gọi rác của các nhà mạng. Đây sẽ là thông tin tham khảo để người dân có thể đánh giá hiệu quả ngăn chặn cuộc gọi rác của từng doanh nghiệp, từ đó đưa ra sự lựa chọn nhà mạng cho mình.
Giải pháp của Viettel đang có tỷ lệ chặn đúng cuộc gọi rác 100%
Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng sản phẩm Antispam call thuộc Trung tâm Không gian mạng Vietttel (VTCC) chia sẻ, sản phẩm này do Viettel Telecom và VTCC cùng nhau thực hiện, trong đó Trung tâm Không gian mạng là đơn vị phối hợp, xây dựng giải pháp, công nghệ, sau đó Viettel Telecom sẽ áp dụng trên hệ thống mạng của nhà mạng Viettel.
“Trong quá trình xây dựng, nhóm đã hoàn toàn làm chủ và tự xây dựng giải pháp “Make in Vietnam” thông qua các công nghệ lõi như Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) … để khuyến nghị, còn nghiệp vụ thực hiện do Viettel Telecom quyết định”, ông Kiên chia sẻ thêm.
Đánh giá về hiện trạng các cuộc gọi rác ở Việt Nam hiện nay, theo ông Kiên, đây là một vấn đề rất nóng khi Viettel nhận được rất nhiều phản ánh về các cuộc gọi quảng cáo, lừa đảo không chỉ trong mà ngoài nước và đang có xu hướng ngày càng tăng lên. “Ở Viettel, chúng tôi có văn hoá nhận việc khó về mình nên đây là một thử thách mà nhóm sẽ phải vượt qua, nhất là khi đã có kinh nghiệm triển khai giải pháp đối với spam SMS”, ông Kiên nói.
Tổng số thuê bao phát tán cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng đã bị ngăn chặn từ tháng 7 đến tháng 12/2020 theo từng doanh nghiệp viễn thông
Trong đó, bài toán khó đầu tiên nhóm phát triển phải vượt qua, đó là làm thế nào để tìm được một cuộc gọi quảng cáo rác trên mạng, bởi vì chưa có bất cứ định nghĩa rõ ràng thế nào là một cuộc gọi rác, khi mà không thể can thiệp để theo dõi nội dung cuộc gọi. Tiếp theo đó là chưa có bất kì cơ sở pháp lý nào để tiến hành chặn cuộc gọi thoại hay spam, chưa kể đến tổng dung lược cuộc gọi thoại trên hệ thống mạng Viettel đang xử lý là cực kì lớn.
“Tuy nhiên, nhóm đều cảm thấy rất phấn khích và có động lực để vượt qua thử thách này”, ông Kiên chia sẻ. Sau đó, anh em trong nhóm phát triển mới đưa ra giải pháp giám sát khách hàng để tìm kiếm các cuộc gọi rác thông qua 3 kênh. Đầu tiên là kênh Happy Call để xin ý kiến khách hàng về các cuộc gọi họ đã tiếp nhận. Phương án này lại phát sinh vấn đề là nhóm không đủ nhân sự để khảo sát một lượng lớn khách hàng, chưa kể đến khi khảo sát thì khách hàng lại có thể quên mất cuộc gọi trước đó.
Kênh thứ 2 là tiếp nhận cuộc gọi rác qua đầu số SMS nhưng cũng ko hiệu quả vì tỷ lệ tương tác qua tin nhắn rất thấp.
Sau một thời gian thử nghiệm, nhóm phát triển đã đưa ra giải pháp có mức độ tương tác tốt nhất, đó là qua tin nhắn flash ngay sau khi cuộc gọi kết thúc. Khi một cuộc gọi được AI đánh giá nghi ngờ, sẽ có 1 tin nhắn dạng flash đến khách hàng để hỏi xem cuộc gọi vừa rồi có phải cuộc gọi làm phiền hay lừa đảo không. Do giải pháp này rất tiện lợi cho khách hàng nên có tỷ lệ phản hồi ở mức 3-4%, đủ để nhóm sử dụng làm sở cứ cho việc thực hiện giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác.
Sau khi thực hiện xong bước quan trọng này, nhóm đã dần hoàn thiện hệ thống và đến tháng 7/2020, giải pháp bắt cuộc gọi rác chính thức được triển khai sau một thời gian thử nghiệm (nhưng chưa chặn) trên toàn mạng. Viettel cũng đã mời Bộ TT&TT đánh giá kết quả và giải quyết các vấn đề về mặt pháp lý. “Bộ TT&TT đã đánh giá cao giải pháp của VTCC và Viettel Telecom phối hợp phát triển. Đây cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục công việc của mình”, ông Kiên khẳng định.
Cũng theo ông Kiên, hiện giải pháp mới triển khai ở giai đoạn 1 và dừng ở mức độ chặn một chiều các thuê bao được một lượng lớn khách hàng xác nhận là đã thực hiện cuộc gọi rác. Sau hơn 6 tháng triển khai chính thức, từ 1/7/2020 đến nay, tỷ lệ chặn đúng đang ở mức 100%, dù có một số thuê bao kiến nghị nhưng sau khi Viettel Telecom đưa ra bằng chứng thì đều công nhận hành vi của mình.
Tỷ lệ thực hiện ngăn chặn cuộc gọi rác, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tháng 12/2020 theo từng doanh nghiệp
Với giai đoạn 1, từ tháng 7/2020 đến nay, hệ thống thực hiện phát hiện thuê bao phát tán cuộc gọi rác và chặn lọc nhưng vẫn thực hiện theo kiểu bị động – cuộc gọi rác diễn ra rồi mới tiến hành khảo sát, ngăn chặn. Đây là tiền đề để VTCC triển khai giai đoạn 2 với bộ giải pháp đầy đủ quản lý cuộc gọi quảng cáo như các đơn vị cung cấp dịch vụ phải đăng ký brandname call với Bộ TT&TT hay khách hàng viễn thông có thể đăng ký hoặc từ chối cuộc gọi quảng cáo.
Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng giải pháp tổng thể chặn cuộc gọi rác
Cũng theo ông Kiên, khi nhận bài toán xây dựng giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác, nhóm có tham khảo nhiều tài liệu và bằng sáng chế trên thế giới. Nhóm thấy rằng, dù nhiều đơn vị đã viết về các giải pháp tương tự nhưng để có thể đưa ra một ứng dụng cụ thể thì chỉ có duy nhất nhà mạng AT&T (Mỹ).
Tuy nhiên, giải pháp của AT&T cũng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra ứng dụng để người dùng chủ động trên một danh sách đen (blacklist) nhất định, đồng thời yêu cầu các nhà quảng cáo đăng ký danh sách với nhà mạng viễn thông. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là các giải pháp đơn lẻ, thay vì một giải pháp tổng thể như Viettel đang thực hiện, để có thể tạo sự cân bằng, vừa đảm bảo cho nhu cầu quảng cáo của doanh nghiệp thông qua việc quản lý theo quy định, vừa đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
“Vì vậy, tôi cho rằng, Việt Nam là nước đi đầu trong việc xây dựng một giải pháp tổng thể từ việc áp dụng AI, khảo sát khách hàng, quản lý các cuộc gọi quảng cáo…. Ngoài ra, các quốc gia mới chỉ có các giải pháp từ phía nhà mạng chứ chưa có sự đồng bộ, phối hợp từ doanh nghiệp cho đến cơ quan quản lý như cách mà Việt Nam đang triển khai”, ông Kiên chia sẻ.
Chia sẻ về những khó khăn trong giai đoạn đầu xây dựng, ông Kiên cho rằng, cái khó đầu tiên là việc hướng dẫn AI học theo kiểu giám sát, tức là hệ thống tự động chia ra các tập khách hàng mà nghi ngờ mà không hề được gán nhãn – không rõ thuê bao đó có đang phát tán cuộc gọi rác hay không. Để làm được điều này, nhóm đã tìm được kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Với việc 3-4% khách hàng phản hồi đã là quá thành công và tiếp thêm tự tin để nhóm phát triển xây dựng giải pháp trên tập khách hàng nghi ngờ.
Khó khăn nhất trong việc xây dựng giải pháp vẫn là xử lý dữ liệu lớn
Nói về những công nghệ đang được triển khai trên hệ thống ngăn chặn cuộc gọi rác, theo ông Kiên, giải pháp đang sử dụng 3 nền tảng công nghệ chính. Đầu tiên là việc sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) khi Viettel đang có khoảng hơn 120 triệu khách hàng, bao gồm các thuê bao nội và ngoại mạng có thực hiện cuộc gọi đến Viettel. Vì thế, dữ liệu lớn của giải pháp sẽ phải quét tự động lên đến vài trăm TB với hiệu suất hàng trăm nghìn cuộc gọi mỗi giây.
Công nghệ dữ liệu lớn ngoài công nghệ tính toán song song còn cả công nghệ tính toán tập trung. Công nghệ thứ 2 đang được giải pháp áp dụng là trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning) để dự đoán, dựa vào các đặc điểm mà Big Data cung cấp. Từ đó, công nghệ AI và học máy sẽ phải tự đoán ra các thuê bao nghi ngờ, các thuê bao có hành vi tương tự như shipper, xe ôm…
Công nghệ cuối cùng mà VTCC áp dụng là tri thức viễn thông, đây là một lợi thế lớn của Viettel khi đã chủ động xây dựng các tổng đài liên quan từ tin nhắn, tính cước, chặn lọc… bao gồm cả phần cứng cho đến phần mềm. Vì thế, Viettel có thể cực kì linh hoạt, chủ động trong việc chặn lọc cuộc gọi rác. Bởi vì, để thực hiện giai đoạn 2, hệ thống sẽ đòi hỏi can thiệp rất sâu vào mạng lõi của hạ tầng viễn thông, từ đó chặn lọc trên từng cuộc gọi.
“Do đó, Viettel rất tự tin trong việc làm chủ toàn bộ tri thức viễn thông”, ông Kiên chia sẻ. Trong các công nghệ này, việc sử dụng AI và Big Data sẽ giúp tự động khoanh vùng, phát hiện cuộc gọi, thuê bao nghi ngờ. Còn các tri thức viễn thông, nhằm mục đích tập hợp các tín hiệu quang, tín hiệu radar, điện từ… cũng như đặc tính của từng thuê bao để công nghệ AI để có thể ra quyết định chặn lọc tại từng tổng đài – những kiến thức trước đây đòi hỏi kỹ sư Điện tử – Viễn thông mới có thể quyết định được.
Ngoài ra, để đảm bảo thông tin cho khách hàng, các nhà mạng phải sử dụng hệ thống AI thay vì các nhân viên, bằng cách xây dựng một hệ thống tổng đài ảo chạy song song với tổng đài viễn thông thực đang được sử dụng từ trước đến nay, để đảm bảo mọi thông tin đều được mã hoá, đảm bảo không lộ thông tin khách hàng. Ngoài việc đảm bảo thông tin khách hàng thì chỉ có dùng hệ thống AI mới có thể xử lý một lượng dữ liệu lớn như vậy.
Cảnh báo về phương thức sử dụng thiết bị phát sóng di động giả mạo để phán tán tin nhắn rác lừa đảo nhắm vào người dùng của các tổ chức tài chính, ngân hàng
Thời gian vừa qua nhiều thuê bao di động nhận được các tin nhắn mạo danh các tổ chức tài chính, ngân hàng như TPBank, Sacombank, ACB, Zalopay,… gửi các nội dung giả mạo, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người dân.
Qua xác minh, đánh giá cho thấy các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo.
Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.
Các bước mà đối tượng tiến hành:
Bước 1: Thực hiện phát tán tin nhắn rác lừa đảo
Đối tượng tấn công sử dụng các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) để thực hiện gửi tin nhắn rác trực tiếp vào điện thoại mà không thông qua mạng viễn thông di động.
Các tin nhắn này bị các đổi tượng thay đổi thông tin nguồn gửi (số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh) nhằm mục đích tạo lòng tin, đánh lừa người dùng.
Nội dung tin nhắn thường là quảng cáo, hướng dẫn hoặc chứa đường link tới website giả mạo giống như các website chính thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng để dẫn dụ và đánh cắp thông tin của người dùng như tài khoản, mật khẩu, mã OTP,…
Bước 2: Người dùng cung cấp thông tin cá nhân
Người dùng không nhận biết được website giả mạo nên sẽ cung cấp thông tin cá nhân truy cập vào tài khoản ngân hàng như điền tên tài khoản, mật khẩu. Sau khi người dùng cung cấp thông tin, website giả mạo sẽ điều hướng sang website khác hoặc thông báo đề nghị người dùng chờ đợi.
Đối tượng dùng thông tin cá nhân của người dùng để đăng nhập vào website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng để lấy mã xác thực OTP (nếu cần).
Bước 3: Lấy mã OTP của người dùng
Sau khi điện thoại người dùng nhận được mã xác thực OTP, website giả mạo sẽ được điều hướng sang trạng thái yêu cầu người dùng cung cấp mã xác thực OTP. Người dùng mà không cảnh giác sẽ cung cấp thông tin mã OTP để đối tượng hoàn tất quá trình chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Đây là hành vi rất tinh vi và nguy hiểm, Cục An toàn thông tin đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp viễn thông để triển khai các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xác minh và xử lý đối tượng vi phạm pháp luật.
Để phòng ngừa và phối hợp xử lý, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân:
(1) Kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng (app) trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng.
(2) Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua Website https://thongbaorac.ais.gov.vn/ để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
(3) Thông báo cho cơ quan công an hoặc Cục An toàn thông tin khi phát hiện các đối tượng sử dụng, mua bán, trao đổi các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) qua số đường dây nóng của Cục An toàn thông tin 0339035656.
Nhà quảng cáo (QC) gửi email yêu cầu đăng ký tiếp nhận danh sách DNC về địa chỉ [email protected]. Tiều đề email đặt là “Đăng ký vào danh sách DNC“. Thông tin trong email bao gồm:
Bản đăng ký được ký tên, đóng dấu đầy đủ và scan gửi về địa chỉ [email protected] theo mẫu tại Phụ lục.
Thông tin Máy chủ/API để bổ sung Nhà QC vào danh sách nhận DNC. Thông tin Máy chủ/API bao gồm: Địa chỉ IP (public) của máy chủ tiếp nhận DNC và Cơ chế xác thực bảo mật (khuyến nghị dùng JWT).
Bước 3. Cục ATTT sẽ gửi các thông tin phản hồi kết quả kết nối cho Nhà quảng cáo từ địa chỉ [email protected].
Thông tin liên hệ
Bà Đặng Thị Ngọc Trang, số điện thoại: 0985.1368.94
Căn cứ theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91),
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên định danh phục vụ hoạt động quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin theo quy trình sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Phương thức nộp
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh qua một trong các hình thức sau:
Nộp hồ sơ giấy
Hồ sơ bản giấy đề nghị nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:
Nơi nhận:Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0243.6404423
Nộp hồ sơ trực tuyến
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
Đối với các hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu tại mục a để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ. Trong hồ sơ đề nghị ghi chú rõ nội dung: “Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dichvucong.mic.gov.vn).
Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu sau đó mới trả kết quả.
Thành phần Hồ sơ cần nộp bao gồm:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
– Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
– Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí
Đối với các hồ sơ hợp lệ
Sau 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính: Cục ATTT sẽ gửi email [email protected] thông báo kết quả. Nội dung email xác nhận kết quả hồ sơ hợp lệ và cung cấp thông tin về việc đóng lệ phí cấp tên định danh.
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin kết quả và hướng dẫn nộp lệ phí qua cổng dịch vụ công.
Đối với các hồ sơ không hợp lệ
Sau 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại tendinhdanh.ais.gov.vn: Cục ATTT sẽ gửi email từ địa chỉ [email protected] thông báo kết quả xác nhận không hợp lệ và lý do vì sao hồ sơ không hợp lệ để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh hoàn thiện.
– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua cổng dịch vụ công.
Bước 3: Nộp lệ phí, chi phí duy trì
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh.
Nộp Lệ phí
– Tên loại Lệ phí: Lệ phí cấp/cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
– Mức thu chi tiết: 200.000 đ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
– Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản
+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.
+ Số tài khoản: 1038584187 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Sở giao dịch.
+ Nội dung nộp như sau: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]”. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký.
LƯU Ý: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh khi có thông báo từ Cục An toàn thông tin.
Nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh
Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh sau khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 4: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh
– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ [email protected].
– Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh.
Chú ý: Để tra cứu trạng thái tên định danh (đã được đăng ký/chưa được đăng ký), tổ chức/cá nhân soạn tin gửi về 5656 theo cú pháp: TIM [ten dinh danh can tra cuu] gửi 5656.
Đầu mối giải đáp:
Trung tâm VNCERT/CC, hotline: 033 9035656, email: [email protected]. Khi gửi email đề nghị ghi rõ trong tiêu đề thư điện tử “[Tên định danh]…..”
PHỤ LỤC
Hướng dẫn điền Bản khai xin cấp/cấp lại/gia hạn tên định danh
theo Biểu mẫu số 01
1. Tên bản khai
– Điền chính xác tên bản khai: “Bản khai cấp tên định danh” hoặc “Bản khai cấp lại tên định danh” hoặc “Bản khai gia hạn tên định danh”
2. Phần thông tin chung
– Mục 1. Tên định danh đăng ký
Điền chính xác tên định danh đăng ký vào các ô trống có sẵn, mỗi ô trống tương đương với 1 ký tự.
– Mục 2. Hình thức sử dụng
Điền chính xác hình thức sử dụng tên định danh: “Tin nhắn” hoặc “Cuộc gọi” hoặc “Tin nhắn và Cuộc gọi”.
– Mục 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh
Đề nghị ghi chính xác nội dung “Sử dụng tên định danh để quảng cáo cho các sản phẩm …” (với … là tên sản phẩm/dịch vụ dự kiến sử dụng tên định danh) và cung cấp tài liệu mô tả sản phẩm, dịch vụ.
– Mục 4. Lĩnh vực hoạt động
Tham chiếu và ghi chính xác tên lĩnh vực hoạt động dự kiến sử dụng tên định danh xin theo cấp 5 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam.
– Mục 5. Dự kiến sử dụng tên định danh trên các mạng
Đánh dấu tích vào các nhà mạng dự kiến sử dụng tên định danh
– Mục 6. Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký
Điền đầy đủ và chính xác các thông tin (tại mục 6.1 đến 6.6) về cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đăng ký tên định danh
+ Đối với cá nhân: mục 6.2 đề nghị điền thông tin về số CMND/Hộ chiếu
+ Đối với tổ chức/doanh nghiệp: mục 6.2 đề nghị điền thông tin số Giấy phép ĐKKD
– Mục 7. Người quản lý tên định danh
Điền đầy đủ và chính xác thông tin của người quản lý tên định danh đăng ký (từ mục 7.1 đến 7.8), người quản lý tên định danh cần phải là người có hợp đồng lao động với tổ chức/doanh nghiệp xin cấp tên định danh.
Đối với trường hợp người quản lý tên định danh không phải là người đại diện pháp luật, đơn vị cần cung cấp các tài liệu xác minh sau:
+ Văn bản ủy quyền/giao nhiệm vụ quản lý tên định danh từ người có thẩm quyền cho cá nhân quản lý tại mục này.
+ Hợp đồng lao động/Giấy xác nhận công tác/Quyết định bổ nhiệm của người quản lý đã khai và có đóng dấu xác nhận của đơn vị.
+ Thông tin của người quản lý đã khai ở mục 7 phải khớp với thông tin trong HĐLĐ.
– Mục 8. Người đại diện làm thủ tục đăng ký tên định danh
+ Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp tự làm thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị điền đầy đủ thông tin của người đại diện làm thủ tục tên định (từ mục 8.1 đến 8.8).
+ Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký tên định danh: Đề nghị bỏ trống mục 8 hoặc có thể điền thông tin của cá nhân thuộc đơn vị được ủy quyền và làm Giấy ủy quyền theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
3. Phần 2. Tài liệu kèm theo
– Đề nghị ghi đầy đủ, chính xác tên tất cả các tài liệu gửi kèm trong Hồ sơ đăng ký tên định danh ngoại trừ Bản khai (Mẫu 01)
· Lưu ý:
– Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải cung cấp được Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Các tài liệu công chứng phải có thời hạn 6 tháng trở lại đây.
– Đối với các tài liệu tiếng nước ngoài, phải cung cấp bản dịch thuật công chứng.
Cá nhân, tổ chức có thể tra cứu tên định danh bằng cách thực hiện soạn tin nhắn theo cú pháp gửi tới đầu số 5656. Tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí.
– Cú pháp phản ánh tra cứu: TIM tên định danh cần tra cứu gửi 5656
Ví dụ: TIM TOYOTA gửi 5656
Biện pháp chống tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo hiệu quả nhất
Ngày 14/08/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác,thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Trong đó, nội dung nổi bật của Nghị định này là nêu rõ cách để người dùng có thể chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác làm phiền.
Dưới đây là 3 cách chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác hiệu quả:
Tôi không may sử dụng lại sim điện thoại của người đã dùng số này đăng ký vay tiền ngân hàng nên mỗi ngày nhận ít nhất 5 cuộc gọi đòi tiền. (Nguyễn Văn Chiến)
Nhân viên thu hồi nợ của Ngân hàng nhất định không đồng ý khi tôi nói mình không phải là người vay. Họ yêu cầu tôi viết đơn, mang thông tin cá nhân (chứng minh nhân dân) lên phòng chăm sóc khách hàng tận TP HCM để được yêu cầu xóa số khỏi hệ thống.
Tôi thấy yêu cầu này rất vô lý vì tôi là nạn nhân, không việc gì phải viết đơn và cung cấp thông tin, chưa kể bỏ hai ngày đi và về. Trong trường hợp này, tôi nên làm sao để bảo vệ mình và tố cáo hành vi trái pháp luật của bên cho vay tiền?
Luật sư trả lời
Việc nhân viên ngân hàng có hành vi sử dụng số điện thoại của bạn để gọi điện quấy rối nhằm đòi một khoản nợ mà bạn không có liên quan là hành vi trái pháp luật.
Theo điểm a khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.
Trong trường hợp hành vi quấy rối có tính chất nghiêm trọng, người có hành vi quấy rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh tương ứng như tội làm nhục người khác quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự đối với hành vi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu phạm tội hai lần trở lên hoặc “sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Trong trường hợp người có hành vi quấy rồi mà “bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội có tổ chức hoặc “sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.
Để ngăn chặn tình trạng này, trước hết bạn cần chủ động ghi âm các cuộc gọi đến quấy rối số điện thoại của mình để xác định đối tượng quấy rối đó là ai, thuộc ngân hàng hay doanh nghiệp nào để làm bằng chứng tố cáo kẻ quấy rối cũng như bảo vệ quyền lợi của mình. Tiếp theo, bạn cần có văn bản yêu cầu ngân hàng hay doanh nghiệp này phải chấm dứt ngay việc gọi điện cho bạn. Trường hợp vẫn tiếp tục bị gọi điện quấy rối, bạn có thể khiếu nại bằng văn bản hoặc thư điện tử cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) để yêu cầu giải quyết.
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối hoặc khóa chiều gọi đi của thuê bao gọi quấy rối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khiếu nại đến Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
Trong nội dung khiếu nại, bạn cần cung cấp họ tên, số điện thoại của mình; tên của Ngân hàng có hành vi quấy rối và tóm tắt nội dung sự việc. Ngoài ra, bạn có thể viết đơn tố cáo trình báo lên cơ quan công an nơi có trụ sở của ngân hàng này để có biện pháp ngăn chặn, xử lý hành chính với người có hành vi quấy rối và buộc dừng ngay việc gọi điện quấy rối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội.
Hành vi gọi điện thoại liên tục cho một người dùng để đòi nợ – nhưng người đó không hề nợ – được xem là hành vi quấy rối và có thể bị phạt tù.
Ảnh minh họa
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, LS. Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết có thể tạm gọi những người bị gắn số điện thoại tham chiếu trong các hợp đồng cho vay tín dụng của các công ty tài chính là “người thân” dù thực tế có thể họ hoàn toàn xa lạ với người đi vay.
Người dùng có thể “tố” bị quấy rối
Khi làm thủ tục cho vay tài chính, giữa người vay và công ty tài chính luôn phải có một hợp đồng cho vay. Nếu trong hợp đồng này không có bất kỳ chữ ký nào của “người thân” nào đó của người vay thì “người thân” kia sẽ không có bất kỳ trách nhiệm nào với hợp đồng tài chính giữa công ty tài chính và người vay.
Do đó, khi công ty tài chính đòi nợ người cho vay, họ có thể gọi đến số điện thoại “người thân” để xác minh, nhưng khi “người thân” không nhận thì công ty phải ngưng ngay việc gọi điện đòi nợ. Công ty tài chính có thể thưa kiện trực tiếp người vay ra toà vì vi phạm hợp đồng nhưng không thể dùng các biện pháp gọi điện gây áp lực hay “khủng bố”.
Việc làm này là vi phạm pháp luật dù với người đang vay nợ chứ chưa cần nói đến những “người thân” bỗng dưng bị “khủng bố” nêu trên. Các hành vi bị cấm này được quy định lại Luật viễn thông (“Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”) và Luật công nghệ thông tin (“Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân”).
Về phía người dùng, LS. Đức khuyến cáo họ nên chủ động ghi âm các cuộc gọi đến quấy rối số điện thoại của mình để xác định “đối tượng” đó là ai. Lần đầu có thể người dùng chưa biết, nhưng những lần sau đó họ hoàn toàn có thể ghi âm để làm bằng chứng tố cáo kẻ quấy rối, cũng như bảo vệ quyền lợi của mình.
Sau đó, người dùng có thể phản ánh đến nhà mạng, công ty tài chính, các cơ quan chức năng, hội bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị báo chí tin cậy… để kêu gọi sự hỗ trợ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Quấy rối có thể bị phạt tù
Đối với các hành vi bị cấm đã nêu theo quy định của Luật viễn thông và Luật công nghệ thông tin ở trên, những cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Cụ thể, theo nghị định 174/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, thì chủ thể sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.
Thậm chí, theo Bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung sửa đổi năm 2017, quy định về tội làm nhục người khác thì “người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm”. Nếu phạm tội 2 lần trở lên hoặc có “Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Còn quy định về tội vu khống thì chủ thể “bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Thậm chí bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội có tổ chức hoặc “sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.
Nhà mạng cũng phải có trách nhiệm!
Về trách nhiệm của các nhà mạng di động, căn cứ vào Luật bảo vệ người tiêu dùng, LS. Đức cho rằng họ không phải chịu trách nhiệm gì trong câu chuyện của công ty tài chính và người đi vay. Nhà mạng cũng không phải chịu trách nhiệm về cuộc gọi ban đầu giữa công ty tài chính và những người bỗng dưng trở thành “người thân” – những người dùng có số điện thoại bị chọn vào số tham chiếu trong hợp đồng cho vay của công ty tài chính và người vay – bởi đó chỉ đơn thuần là trao đổi cá nhân giữa những người dùng.
“Nhưng khi người dùng cảm thấy mình bị quấy rối bởi những số điện thoại từ các công ty tài chính nhiều lần thì họ có thể yêu cầu nhà mạng phải có biện pháp ngăn chăn số quấy rối, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Lúc này nhà mạng phải có trách nhiệm xác minh, theo dõi và có biện pháp bảo vệ người dùng thích đáng”, LS. Đức cho biết.